đúng là người như thế nào, cô ấy có khả năng làm gì cho người mình yêu,
hoặc có khả năng làm gì chống lại chính mình.
Dù sao thì điều lạ nhất, và không phải vì rượu mà tôi thấy thế, đó là cảm
giác như đang ngắm ba bức chân dung của riêng một người, được vẽ ở
những độ tuổi khác nhau, ở những thời kỳ khác nhau.
Hoa Bìm Bìm, Clélis, Lysia như ba sự hiện thân của một tâm hồn, tâm
hồn này mang lại cho ba người một nụ cười y hệt, một sự dịu dàng và nhiệt
huyết khác thường. Chỉ một vẻ đẹp thôi, vẻ đẹp đó đến rồi đi, sinh ra và bị
tàn phá, xuất hiện và biến mất. Ta sẽ thấy chóng cả mặt khi nhìn họ đứng
bên nhau. Nhìn người này đến người kia mà chỉ nhận ra một người. Có cái
gì đó tinh khiết và quỷ quái, một sự pha trộn giữa thanh thản và khiếp sợ.
Cơ hồ có thể tin rằng, trước sự ổn định như thế, cái đẹp luôn luôn ở lại, cho
dù chuyện gì xảy ra, bất chấp cả thời gian, và rằng cái gì đã từng như thế sẽ
trở lại như thế.
Tôi đã nghĩ tới Clémence. Tự nhiên tôi nghĩ có thể thêm một tấm ảnh thứ
tư cho tròn bộ. Tôi điên mất rồi. Tôi gấp cuốn sổ lại. Tôi đau đầu quá. Suy
nghĩ nhiều quá. Sóng gió nhiều quá. Chỉ vì ba tấm ảnh nhỏ mà một ông già
đơn độc và phiền muộn đã xếp kề bên nhau.
Suýt nữa thì tôi đã đốt hết tất cả.
Tôi đã không làm thế. Thói quen nghề nghiệp mà. Ai lại huỷ chứng cứ
bao giờ. Nhưng chứng cứ cho tội gì mới được chứ? Tội không biết cách
nhìn người sống ư? Tội chưa ai trong chúng tôi nói rằng: “Kìa, con bé nhà
Bourrache giống Lysia Verhareine như hai giọt nước!” Vì Barbe chưa bao
giờ nói với tôi: “Cô giáo trẻ là bức chân dung của Phu nhân quá cố!».
Nhưng chắc là chỉ có cái chết mới làm sáng tỏ điều đó. Chắc chỉ có ông
Kiểm sát trưởng và tôi mới thấy điều đó! Có thể cả hai chúng tôi đều như