Cuốn tự truyện được chia thành hai phần khác biệt nhau rõ rệt.
Như tác giả nói rõ, phần Một dành cho ba mươi năm của tuổi thanh
xuân với những hồi ức tươi mát và êm đềm, với “muôn ngàn ấn tượng
thú vị”, phần Hai thuật lại quãng thời gian tương tự, đầy những biến
động trong cuộc chiến đấu với bản thân, với xã hội: vinh quang, danh
tiếng, khổ đau, tai họa... Kết cấu phần Một cân đối, các quyển có số
trang tương đương, tuy bao trùm những khoảng thời gian không đều
nhau, có khi mười mấy năm có khi chỉ mấy tháng. Mỗi hồi tưởng là
một lạc thú mới mẻ, được tác giả trở đi trở lại “và có thể xếp đặt sửa
sang không ngại ngùng những điều miêu tả cho đến khi hài lòng”.
Thiên diễm tình của cha và mẹ, của “hiệp sĩ” Jean-Jacques với cô De
Vulson và cô Goton, tấn bi-hài kịch về cây hồ đào và kênh dẫn nước ở
Bossey, chuyện chiếc bình Héron, cảnh hái quả anh đào cho hai thiếu
nữ... Là những khoảnh khắc tuyệt vời với người tự thuật, cũng như với
người đọc. Phần hai, viết nhanh trong trạng thái “lo sợ và đãng trí, bị
những kẻ rình mò và canh gác đầy cảnh giác đầy ác ý vây bọc”, có kết
cấu lỏng lẻo hơn. Cuộc đối đầu liên miên với những trở ngại, những
sự ngược đãi, các tài liệu, thư từ được viện dẫn, khiến số trang của
mỗi quyển tăng lên.
Một vấn đề thường được nêu lên, xung quanh Những lời bộc
bạch, cũng như nhiều tự truyện khác: sự thực và tính xác thực (vérité
et véracité). Rousseau đôi khi lầm lẫn: mẹ ông không phải con gái, mà
là cháu gái của mục sư; thời gian Rousseau ở nhà ông cậu không phải
hai năm mà chưa đến một năm; hình như ông chỉ có ba con hoặc bốn
con, (hay không hề có con?). Raymond Trousson
đối của khái niệm sự thật trong tự truyện, bởi nói hết mọi điều là
không thể, và bởi cấu trúc của một truyện kể không thích hợp với việc
tuôn ra mọi hồi ức, lịch sử một cuộc đời được cái nhìn hồi cố xây
dựng lại, phải có hướng, phải theo một tuyến chủ đạo. Theo Raymond
Trousson, lầm lẫn không phải là dối trá, và “một sự khảo sát sâu rộng,
kỹ càng đã cho thấy tác phẩm rất ít điều dối trá”. Mở đầu cuốn tự