thân
, và bác sẽ nguy mất nếu người ta có thể ngờ rằng bác không
chết đói. Tất cả những điều bác nói về vấn đề đó, mà tôi không biết
chút gì, gây cho tôi một ấn tượng sẽ chẳng bao giờ phai nhạt. Đó là
mầm mống của niềm căm ghét không sao nguội tắt sẽ nảy nở từ bấy
trong lòng tôi đối với những nỗi phiền hà mà dân chúng khốn khổ phải
chịu, và đối với những kẻ áp bức họ. Con người này, mặc dù sung túc,
không dám ăn miếng bánh kiếm được bằng mồ hôi nước mắt, và chỉ
có thể tránh sự suy vong bằng cách bày ra cảnh nghèo khổ ngự trị
quanh mình. Tôi ra khỏi nhà bác vừa công phẫn vừa mủi lòng, và xót
xa cho số phận của những miền đất đẹp đẽ này, mà thiên nhiên chỉ ban
phát rộng rãi sản vật để làm mồi cho những gã thu thuế man rợ.
Đó là hồi ức duy nhất thật rõ rệt còn lưu lại về những gì đã xảy
đến với tôi trong cuộc hành trình. Tôi chỉ nhớ thêm rằng gần tới Lyon
tôi định kéo dài đường đi để đến thăm các dải bờ của dòng sông
Lignon; vì, trong các tiểu thuyết đã đọc cùng với cha tôi, Astrée
không bị quên lãng, và đó là cuốn tiểu thuyết trở lại với lòng tôi
thường xuyên nhất. Tôi hỏi đường đến Forez; và trong khi trò chuyện
với một bà chủ quán, bà cho tôi biết đó là một miền dễ kiếm ăn đối với
thợ thuyền, ở đấy có nhiều lò rèn, và làm đồ sắt ở đấy thì rất tốt. Lời
khen này đột ngột dẹp yên niềm hiếu kỳ lãng mạn của tôi, và tôi xét
thấy việc đi tìm các nàng Diane và các chàng Sylvandre
thợ rèn là không thích hợp. Người đàn bà thực thà khuyến khích tôi
như vậy chắc chắn đã tưởng tôi là một gã thợ khóa.
Tôi đi Lyon chẳng phải hoàn toàn không mục đích, vừa tới nơi, là
tôi đến tu viện Chasottes thăm cô Du Châtelet, bạn của bà De Warens,
bà đã giao tôi mang một bức thư viết cho cô khi tôi đến đây cùng với
ông Le Maître: như vậy là một người đã quen biết, cô Du Châtelet cho
tôi biết rằng quả thực bà bạn cô có qua Lyon, nhưng cô không rõ liệu
bà có đi tiếp đến Piémont hay chăng, và khi lên đường chính bà cũng