thích thú thấy đất trồng cây hồ đào tốt như thế nào, và hút nước thun
thút ra sao. Ngạc nhiên thấy nước chia thành hai bồn, đến lượt ông kêu
lên, nhìn ngó, nhận ra trò bất lương, đột nhiên sai đem đến một chiếc
cuốc, bổ một nhát, làm tung lên hai ba mảnh từ những thanh gỗ của
chúng tôi, thế là, vừa ráng sức kêu: Một kênh đào! Một kênh đào! vừa
bổ khắp mọi phía những nhát cuốc không thương xót, mỗi nhát trúng
vào giữa trái tim chúng tôi. Trong chốc lát những thanh gỗ, đường
dẫn, bồn chứa, cây liễu, tất thảy bị tàn phá, tất thảy bị xới nát, mà
trong suốt cuộc chinh phạt ghê gớm ấy, không một lời nào khác được
thốt lên, trừ tiếng kêu cảm thán ông lặp lại không ngừng: Một kênh
đào! ông vừa la lên vừa phá nát mọi thứ, một kênh đào! Một kênh đào!
Có lẽ mọi người tưởng câu chuyện sẽ kết thúc không hay đối với
những kiến trúc sư tí hon. Mọi người lầm: mọi sự kết thúc, ông
Lambercier không trách chúng tôi một lời, cũng chẳng tỏ vẻ khó chịu,
và không nói với chúng tôi về chuyện ấy nữa; thậm chí sau đó một
chút chúng tôi còn nghe thấy ông cười rất to với cô em, vì tiếng cười
của ông Lambercier nghe được từ xa, và điều lạ lùng hơn nữa, đó là,
khi mối kinh ngạc đầu tiên qua đi, bản thân chúng tôi cũng không
buồn rầu lắm. Chúng tôi trồng ở nơi khác một cái cây khác, và chúng
tôi thường hay nhắc lại thảm họa của cái cây trước, lặp lại với nhau
một cách khoa trương: Một kênh đào! một kênh đào! Cho đến bấy giờ
thỉnh thoảng tôi từng có những cơn kiêu hãnh tự hào, khi tôi là
Aristide hay Brutus
. Đây là niềm tự đắc rõ rệt đầu tiên ở tôi. Đã tự
tay mình xây dựng được một kênh đào, đã để một cành giâm đua tranh
với một cây to, tôi thấy dường như là đẳng cấp tối cao của vinh quang,
ở tuổi lên mười tôi xét đoán về điều này rõ hơn César ở tuổi ba mươi.
Ý tưởng về cây hồ đào và câu chuyện nhỏ liên quan đến nó được
tôi nhớ rõ hoặc hồi tưởng rõ đến mức một trong những dự định thú vị
nhất của tôi trong chuyến đi Genève, năm 1754, là đến Bossey thăm
lại những vật kỷ niệm về các trò chơi thời thơ ấu, nhất là cây hồ đào