nhường. Tôi trở lại làm vở nhạc kịch
, mà tôi đã ngừng để đi Venise;
và để chuyến tâm vào việc này một cách yên tĩnh hơn, sau khi Altuna
ra đi, tôi quay về nhà trọ cũ Saint-Quentin, ở một khu vắng vẻ và
không xa Luxembourg, thuận tiện để tôi thoải mái làm việc hơn là phố
Saint-Honoré ồn ào. Tại đây tôi sẽ gặp niềm an ủi thực sự duy nhất mà
trời cho tôi hưởng trong cảnh khốn khổ, và duy chỉ niềm an ủi ấy
khiến cảnh khốn khổ này có thể chịu đựng được đối với tôi. Đó không
phải là một mối quen biết thoáng qua; tôi cần đi vào vài chi tiết về
cách mà mối quen biết ấy hình thành.
Chúng tôi có một chủ nhà mới là người Orléans. Bà thuê để khâu
vá chăm lo đồ vải vóc trong nhà một cô gái cùng quê, trạc hăm hai
hăm ba tuổi, cùng ăn với chúng tôi và bà chủ nhà. Cô gái này, tên là
Thérèse Le Vasseur, thuộc gia đình lương thiện; cha là viên chức Sở
đúc tiền Orléans; mẹ buôn bán. Gia đình đông con. Sở đúc tiền
Orléans không phát đạt nữa, người cha thất nghiệp; người mẹ bị vỡ
nợ, làm ăn thua lỗ, thôi buôn bán, đến Paris cùng chồng và cô con gái,
cô làm lụng nuôi cả ba người bằng lao động của mình.
Lần đầu tiên thấy cô gái này xuất hiện tại bàn ăn, tôi ngạc nhiên
vì tư thái khiêm nhường của cô, và xúc động hơn nữa vì ánh mắt linh
hoạt và dịu dàng, với tôi chẳng bao giờ có ánh mắt nào sánh được.
Khách ăn, ngoài ông De Bonnefond, gồm nhiều tu sĩ người Irlande,
Gascogne, và những người khác cùng kiểu như vậy. Bản thân bà chủ
nhà đã từng lâu năm dập dìu ong bướm: ở đó chỉ có một mình tôi nói
năng và cư xử đứng đắn. Mọi người trêu ghẹo cô bé; tôi bênh vực cô.
Lập tức những lời châm chọc rơi vào tôi. Cho dù tôi không có một
mối ưa thích tự nhiên nào đối với cô gái tội nghiệp, thì niềm thương
cảm, sự phản đối có lẽ cũng khiến tôi ưa thích cô. Tôi luôn yêu mến sự
lương thiện trong thái độ và trong lời lẽ, nhất là ở nữ giới. Tôi đường
hoàng trở thành người bảo hộ cô. Tôi thấy cô cảm động trước sự chăm