sự kín đáo đối với những người, giống như Grimm, hiểu rõ những
điều mà tôi không nói, những điều biện minh hoàn toàn cho cách cư
xử của tôi. Thậm chí tôi chẳng sợ đưa thêm một thành kiến nữa chống
lại mình bằng cách gán ý của Diderot cho những người bạn khác của
tôi, để ám chỉ rằng bà D’Houdetot cũng nghĩ như vậy, đó là sự thực,
và tôi không nói ra chuyện bà đã đổi ý khi biết các lý do của tôi. Chỉ
có ra vẻ bất mãn với bà, về vấn đề này, thì tôi mới có thể minh oan cho
bà khỏi bị nghi ngờ là thông đồng với tôi.
Bức thư đó kết thúc bằng một cử chỉ tin cậy mà bất kỳ người nào
khác chắc sẽ động lòng; vì trong khi khuyến khích Grimm hãy cân
nhắc các lý do của tôi và sau đó cho tôi biết ý kiến anh ta, tôi nói rõ là
ý kiến đó dù thế nào cũng sẽ được làm theo, và đó là chủ tâm của tôi,
cho dù anh ta bảo tôi ra đi; vì ông D’Épinay đã nhận làm người dẫn
dắt vợ ông trong chuyến du hành, thì việc tôi lên đường sẽ được nhìn
nhận hoàn toàn khác: trong khi thoạt tiên người ta muốn tôi gánh lấy
nhiệm vụ đó, và họ chỉ bàn đến ông sau khi tôi từ chối.
Thư trả lời của Grimm để tôi phải đợi; nó thật lạ lùng. Tôi sẽ
chép lại ở đây. Xin hãy xem (Tập A, số 59):
Bà D’Épinay hoãn ngày lên đường; con bà bị ốm, phải đợi cậu
ấy hồi phục. Tôi sẽ ngẫm nghĩ về bức thư của anh. Anh cứ ở yên tại
Ermitage của mình. Tôi sẽ cho chuyển kịp thời đến anh ý kiến của tôi.
Vì chắc chắn trong vài ngày tới bà chưa đi, nên không có gì phải vội.
Trong khi chờ đợi, nếu anh cho là thích hợp, thì anh có thể đề nghị
giúp bà, mặc dù tôi thấy việc đó xem ra cũng vậy mà thôi, vì, biết tình
thế của anh cũng rõ như chính anh, tôi tin chắc bà sẽ đáp lại đề nghị
của anh như bà cần đáp lại, và tất cả những gì tôi thấy có lợi ở đây,
đó là anh có thể trả lời những ai giục giã anh rằng nếu anh đã không
giúp, thì chẳng phải là đã không đề nghị giúp. Vả chăng, tôi không
hiểu tại sao anh cứ nhất thiết muốn Triết gia
tất cả mọi người, và hỏi ý kiến anh ấy là anh nên đi, tại sao anh lại
nghĩ rằng tất cả bạn bè anh đều bảo như thế. Nếu anh viết cho bà