bời phóng túng nên anh ta chỉ đạt được những tài năng nửa vời đủ
loại. Bù lại, anh ta có rất nhiều tài năng nửa vời, và đó là tất cả những
gì cần thiết trong xã hội thượng lưu nơi anh ta muốn sáng chói. Anh ta
làm rất hay những câu thơ nho nhỏ, viết rất hay những bức thư nho
nhỏ, gảy gót đàn cistre
đôi chút và bôi quệt đôi chút tranh bột màu.
Anh ta nghĩ ra chuyện vẽ chân dung bà De Luxembourg: bức chân
dung xấu ghê gớm. Bà bảo nó chẳng giống bà chút nào, và điều ấy
đúng. Gã tu sĩ hiểm độc hỏi ý kiến tôi, và tôi, như một tên ngốc và như
một kẻ nói dối, tôi bảo là bức chân dung giống. Tôi muốn lấy lòng tu
sĩ; nhưng tôi lại không lấy lòng bà Thống chế, bà ghi nhớ hành vi đó,
và tu sĩ, chơi được vố này, chế nhạo tôi. Nhờ kết quả của thử nghiệm
muộn mằn này, tôi học được rằng đừng có lăm le bợ đỡ và nịnh hót
bất chấp lương tri nữa.
Tài nàng của tôi là nói với mọi người những sự thật hữu ích,
nhưng tàn nhẫn, với khá nhiều nghị lực và can đảm; tôi cần tự hạn ở
đó. Tôi chẳng hề có thiên tư, tôi không nói là để nịnh hót, mà để ngợi
ca. Sự vụng về của những lời tôi muốn khen tặng làm hại tôi nhiều
hơn là sự chua chát của những lời tôi chỉ trích. Tôi dẫn ra ở đây một
thí dụ rất kinh khủng, đến mức hậu quả của nó chẳng những làm nên
vận mệnh tôi cho đến hết đời, mà có lẽ sẽ định đoạt tiếng tăm của tôi
cho toàn bộ hậu thế.
Trong những chuyến đi Montmorency, thỉnh thoảng ông De
choiseul tới lâu đài dự bữa tối. Một hôm ông đến khi tôi ra khỏi lâu
đài. Mọi người nói đến tôi. Ông De Luxembourg kể cho ông De
choiseul nghe câu chuyện của tôi tại Venise với ông De Montaigu.
Ông De choiseul bảo rằng tôi bỏ sự nghiệp này thật đáng tiếc, và nếu
tôi muốn trở lại thì ông không mong gì hơn là sử dụng tôi. Ông De
Luxembourg kể lại với tôi điều đó; tôi càng cảm kích hơn vì không
quen được các bộ trưởng chiều chuộng, và bất chấp những quyết định
củạ mình, nếu như sức khỏe cho phép nghĩ tới việc này, không chắc