không phơi bày về những người có liên quan - chưa kể những tiết lộ
và xét đoán về các kẻ thù có thật hay tưởng tượng, ngay điều bộc bạch
về ân nhân yêu quý, bà De Warens, cũng bị coi như bất nhã. Song chủ
yếu là thính giả ngỡ ngàng trước một tác phẩm lạ, không thuộc thể loại
nào từng quen thuộc. Đúng như lời tuyên bố mở đầu cuốn sách: “Tôi
trù tính một công việc không hề có kiểu mẫu”, với Những lời bộc
bạch, Rousseau sáng tạo nên một thể loại văn chương mới mẻ, thể tự
truyện của thời hiện đại. Những định nghĩa sau này của các từ điển,
của các nhà nghiên cứu, khái niệm “giao ước tự thuật”
Philippe Lejeune, xác định loại “truyện kể hồi cố bằng văn xuôi do
một con người có thực kể về cuộc sống của chính mình, khi người đó
nhấn mạnh vào tầm quan trọng của đời sống cá nhân, đặc biệt vào lịch
sử hình thành nhân cách mình”, chính là căn cứ vào tác phẩm của
Rousseau.
Tất nhiên thể loại được sáng tạo trên cơ sở kế thừa, và Rousseau
tiếp nhận ảnh hưởng của một số tiền bối. Ông mượn nhan đề Les
Confessions
của Thánh Augustin, nhà thần học và triết gia thế kỷ IV.
Trong tác phẩm, giám mục Augustin thuật lại thời thơ ấu và tuổi trẻ
với những cám dỗ, lầm lạc, rồi bước đường tìm kiếm và đến với Chúa
Trời, cuộc chiến đấu liên tục để được cứu rỗi. Viết về bản thân, nhưng
tác giả không nhấn mạnh tính đặc thù của cá nhân mà trình bày cuộc
đời mình như một hành trình tinh thần và tâm linh, tiêu biểu cho thân
phận con người nói chung, nhằm ngợi ca Chúa, cầu khẩn được xá tội
và kêu gọi mỗi độc giả hãy cải tâm sám hối. Mở đầu Những lời bộc
bạch, Rousseau cũng nhắc tới Thượng Đế, tới ngày Phán xử cuối
cùng, nhưng không nhằm sám hối, mà xin Thượng Đế tập hợp đồng
loại của ông, những người sẽ nghe ông bộc bạch, để họ tự ngẫm mà
xét đoán ông. Trong suốt mấy trăm trang sách, đối tượng đàm thoại
được nhà văn quan tâm không phải Chúa Trời, mà là người đọc, là hậu