thế, và ông tiếp nối việc thế tục hóa tự truyện bắt đầu từ thế kỷ XVI,
đặc biệt rõ trong Essais
Những lời bộc bạch chịu ảnh hưởng gần và trực tiếp từ Essais.
Với chủ nghĩa nhân văn thế kỷ XVI, tập trung mối quan tâm vào cá
nhân, tác giả Essais kể về mình, quyết thành thực tự khắc họa, tự phân
tích. Nhiều ý tưởng được Montaigne phát biểu - về niềm tin rằng chỉ
riêng người tự thuật hiểu rõ bản thân, về cái nhìn của người khác dù
khen hay chê đều làm mình biến dạng, về khó khăn trong việc tự tìm
hiểu, tự bộc lộ v.v... - gần gũi hoặc tương đồng với suy nghĩ của
Rousseau. Nhưng thiếu tính liên tục, không có bố cục theo trật tự thời
gian, Essais gần với chân dung, với nhật ký riêng tư nhiều hơn.
Tự truyện của Rousseau tiếp nhận kết cấu tự sự, theo niên biểu,
của các hồi ký thế kỷ XVII. Cũng có sự đồng nhất tác giả-người kể
truyện-nhân vật, nhưng hồi ký chú trọng đến những biến cố lớn lao mà
tác giả tham gia hay chứng kiến, nhiều hơn là các hành vi và tâm tư cá
nhân. Dĩ nhiên hồi ký có thuật lại các sự kiện trong đời nhân vật, tự
truyện có miêu tả đời sống xã hội, và theo Philippe Lejeune, sự phân
biệt không dựa vào liều lượng nhiều ít của các yếu tố mà dựa vào ý
định của tác giả, định viết lịch sử con người mình hay là lịch sử thời
đại.
Kế thừa những yếu tố manh nha, rời rạc ở những tác phẩm mang
tính tự thuật trong quá khứ, Những lời bộc bạch xác lập một thể loại
mới, sẽ nở rộ ở thế kỷ sau và tiếp tục phát triển cho tới ngày nay.
Rousseau có ý thức rất rõ về tính đặc thù của cá nhân mình. Ông
xác định ngay từ những dòng đầu tác phẩm: “Tôi được tạo ra chẳng
giống một ai trong những người tôi từng thấy; tôi dám chắc là chẳng
giống một ai trong những người đang hiện hữu”, và ông quyết tự bộc
lộ trọn vẹn trong thâm tâm và dưới vẻ ngoài như lời đề từ, chú trọng
miêu tả trạng thái tâm hồn nhiều hơn là thuật lại các sự kiện. Việc phơi
bày con người đích thực nhằm chấn chỉnh cái nhìn sai lạc từ bên