Đó là những gì tôi được, ở Môtiers, về mặt quan hệ và quen biết,
cần phải được như vậy để đền bù cho những tổn thất ác nghiệt trong
cùng thời gian ấy!
Tổn thất đầu tiên là mất ông De Luxembourg, sau khi bị các thầy
thuoc làm khổ rất lâu, cuối cùng ông là nạn nhân của họ, bị chữa trị
bệnh thống phong, mà họ không muốn nhận ra, như trị một bệnh mà
họ có thê chữa khỏi; nếu căn cứ vào sự tường thuật của La Roche,
người tin cẩn của bà Thống chế, trong thư viết cho tôi, thì đúng là qua
thí dụ vừa ác nghiệt vừa đáng ghi nhớ này, ta phải xót xa cho những
nỗi khốn cùng của sự cao sang.
Tôi càng cảm nhận rõ hơn việc mất vị công hầu nhân hậu ấy, vì
đó là người bạn chân chính duy nhất của tôi tại Pháp và tính cách ông
hiền dịu đến mức làm tôi hoàn toàn quên đi địa vị của ông, để gắn bó
với ông như với người ngang hàng. Quan hệ của chúng tôi không
dừng lại vì việc tôi lánh đi, và ông vẫn tiếp tục viết thư cho tôi như
trước. Tuy nhiên tôi như cảm thấy sự vắng mặt, hay là tai họa của tôi,
đã làm phai nhạt tình thương mến nơi ông. Một triều thần rất khó giữ
nguyên mối gắn bó với ai đó mà mình biết là bị thất sủng trước các
bậc quyền uy. Vả chăng tôi đoán rằng uy thế lớn lao của bà De
Luxembourg đối với ông không có lợi cho tôi, và bà đã nhân việc tôi ở
xa mà gây hại cho tôi trong tâm trí ông. Về phần bà, mặc dù có vài sự
chứng minh gượng gạo và dần thưa thớt, càng ngày bà càng bớt che
giấu sự thay đổi đối với tôi. Thỉnh thoảng bà viết thư cho tôi sang
Thụy Sĩ, bốn năm lần, sau đó không hề viết nữa, và tôi ắt phải còn
thiên kiến, tin tưởng và mù quáng lắm mới không thấy là bà có thái độ
hơn cả lạnh nhạt đối với mình.
Nhà xuất bản Guy, cộng tác với Duchesne, từ khi quen tôi thường
hay qua lại dinh thự Luxembourg, viết thư cho tôi rằng trong di chúc
của ông Thống chế có tôi. Điều này rất tự nhiên và rất đáng tin; vì thế
tôi không nghi ngờ. Chuyện đó khiến tôi suy xét trong thâm tâm xem
mình sẽ ứng xử thế nào trước sự di tặng ấy. Cân nhắc kỷ, tôi quyết