phiếu, cự tuyệt hoàn toàn. Buộc phải dùng đến mưu chước cuối cùng
là tập hợp và khích động dân chúng, ông ta bèn cùng những người
đồng hội và một số kẻ khác hoạt động công khai, và thành công đến
mức, bất chấp những chỉ dụ mạnh mẽ và thường xuyên của Đức Vua,
bất chấp mọi lệnh của Tham sự viện, cuối cùng tôi buộc phải rời khỏi
miền này, để tránh cho vị quan chức của quốc vương nguy cơ chính
ông bị sát hại khi bảo vệ tôi.
Tôi chỉ có một hồi ức thật mơ hồ về toàn bộ vụ này, thành thử
không thể đưa một trật tự nào, một mối liên lạc nào vào những ý
tưởng mà mình nhớ lại, và chỉ có thể diễn tả chúng như chúng xuất
hiện trong óc, tản mạn và cô lập. Tôi nhớ là đã có với mục sư đoàn
một kiểu thương lượng nào đó do Montmollin làm môi giới, ông ta giả
vờ là mọi người sợ tôi khuấy rối sự an bình của xứ sở bằng các trước
tác của tôi, họ sẽ gán lỗi cho việc tôi tự do viết. Ông ta để tôi hiểu
rằng, nếu tôi hứa thôi không viết nữa, họ sẽ dễ dãi về chuyện quá khứ.
Tôi đã tự hứa với mình như vậy rồi; tôi chẳng do dự hứa với mục sư
đoàn, nhưng có điều kiện, và chỉ về các vấn đề tôn giáo mà thôi, ông
ta tìm cách để có được hai bản viết này, nhờ sự thay đổi nào đó do ông
ta yêu cầu: vì điều kiện bị mục sư đoàn bác bỏ, tôi bèn đòi lại bản viết;
ông ta trả một bản và giữ lại bản kia, viện cớ đã làm thất lạc.
Sau đó dân chung, do các mục sư công khai kích động, coi khinh
chỉ dụ của Đức Vua, lệnh của Tham sự viện, và không còn biết kiềm
chế. Tôi bị quở trách trong buổi thuyết giáo, bị gọi là Ouỷ vương, bị
truy đuổi ở miền quê như ma chó sói. Y phục kiểu Arménie chỉ dẫn
cho đám tiện dân: tôi xót xa cảm nhận điều bất lợi; nhưng trong
trường hợp này mà bỏ y phục đó dường như là một sự hèn nhát. Tôi
không thể quyết định như vậy, và tôi thản nhiên đi dạo trong miền với
tấm áo choàng dài và chiếc mũ trùm lót lông, bị vây bọc trong tiếng hò
la phản đối của bọn đê tiện và đôi khi là những hòn đá hòn sỏi của
chúng. Nhiều lần đi qua trước các ngôi nhà, tôi nghe thấy những người
ở đó nói: “Đem cho ta khẩu súng, để ta bắn y.” Tôi chẳng vì thế mà đi