nơi tôi không còn có thể sống an toàn, và có danh dự. Tôi nhận thấy
ngay cả vị Quý tộc, kinh hãi trước sự cuồng nộ của đám dân chúng
hung hăng, và sợ sự cuồng nộ ấy mở rộng đến ông, chắc sẽ rất mừng
thấy tôi ra đi thật nhanh, để khỏi phải lúng túng lo bảo vệ tôi, và để
chính ông có thể rời đi, như ông thực hiện sau khi tôi lên đường, vậy
là tôi nhượng bộ, thậm chí ít khổ tâm; vì cảnh thù ghét của dân chúng
gây cho tôi một nỗi đau lòng không còn chịu nổi nữa.
Tôi có nhiều nơi rút lui để lựa chọn. Từ khi bà De Verdelin về
Paris, bà đã nói với tôi trong nhiều bức thư về một ông Walpole
mà
bà gọi là Quý Ngài, ông này rất nhiệt tình úng hộ tôi, và đề nghị tôi
đến trú ngụ tại một trong những đất đai của ông, chốn nương náu được
bà miêu tả hết sức dễ chịu, đi vào những chi tiết về nơi ở, về sinh kế,
tỏ rõ Quý ngài Walpole này đã cùng bà lo toan về kế hoạch đó đến
mức nào. Ngài Thống chế vẫn luôn khuyên tôi sang Anh hoặc
Écosse
, và cũng mời tôi đến nương náu tại các miền đất của ngài;
nhưng ngài còn mời tôi tới một nơi hấp dẫn hơn nhiều, gần bên ngài, ở
Potsdam. Ngài vừa cho tôi biết Đức Vua đã nói với ngài về tôi, như
một kiểu mời tôi đến đó, và Quận Chúa De Saxe-Gotha trông cậy
nhiều ở chuyến đi này, thành thử bà đã viết thư cho tôi giục tôi đến
thăm bà trên đường đi và dừng lại nơi bà một thời gian; nhưng tôi hết
sức gắn bó với Thụy Sĩ, nên không thể quyết định rời nước này, chừng
nào còn sống được ở đó, và tôi dùng thời gian này để tiến hành một kế
hoạch mà tôi đã bận tâm từ vài tháng nay, và chưa nói đến được để
khỏi ngắt mạch câu chuyện kể.
Kế hoạch đó là đến cư ngụ tại đảo Saint-Pierre, miền đất thuộc
bệnh viện Berne, ở giữa hồ Bienne. Trong một chuyến đi bộ hành
hương vào mùa hè năm ngoái cùng DuPeyrou, chúng tôi đã thăm hòn
đảo ấy và tôi say mê nó đến mức từ đấy không ngừng nghĩ phương kế
để khiến nó thành nơi ở của mình. Trở ngại lớn nhất là đảo thuộc về
dân Berne, những người ba năm trước đã xua đuổi tôi một cách xấu