non màu đen cho tôi bắt - “Đức Chúa ngự trị cuộc đời con...”. Anh có thích
đi đến nhà tu kín Novodevitri
không?
Tôi ngạc nhiên nhưng vội bảo:
- Thích chứ!
- Cứ hết quán rượu nọ đến quán rượu kia làm gì, - nàng nói thêm. - Sáng
hôm qua em đã đến thăm nghĩa trang Rogojskoe đấy...
Tôi lại càng ngạc nhiên hơn:
- Thăm nghĩa trang ư? Để làm gì? Đấy là cuộc ly giáo nổi tiếng ngày xưa
hả
?
- Phải, đó là cuộc phân ly đấy kia. Nước Nga trước thời Pier đại đế đấy!
Họ đã chôn ông tổng giám mục của họ ở đấy. Mà anh thử tưởng tượng xem:
quan tài là một khúc gỗ sồi, hệt như ngày xưa vậy, gấm dát vàng y như
được rèn đúc ra, mặt người quá cố được che bằng the trắng đính mạng đen
sợi to, trông vừa đẹp lại vừa dễ sợ. Còn bên cạnh quan tài là các vị phó
tế
với những bình hương và những đài nến ba ngôi.
- Cô học ở đâu mà biết được đấy? Những là bình hương với lại đài nến
ba ngôi!
- Cái đó thì anh chả biết được em đâu.
- Tôi chưa hề biết là cô sùng đạo đến thế.
- Đây chẳng phải là sùng đạo. Em chả biết thế nào... Nhưng giả dụ như
có những buổi sáng và buổi tối, khi anh không lôi em đến các hiệu ăn, thì
em thường đến các nhà thờ lớn trong Kremli mà thậm chí anh chẳng ngờ tới
được... Thì ở đấy có những thầy phó tế, và những thầy phó tế nổi tiếng ấy
chứ! Như thầy Perexvet và thầy Oxliabia ấy! Và trên hai tầng gác hát đều
có hai ca đoàn, cũng toàn là những thầy Perexvet, người nào người nấy đều
cao to, lực lưỡng, mặc áo kaphtan
dài đen, họ hát, ban ca đoàn nọ đối
xướng với ban ca đoàn kia, họ hát đều một nhịp, không theo nốt nhạc mà
theo những “cái móc câu” ấy. Thế còn trong lỗ huyệt thì chất đầy những
cành tùng lóng lánh, mà ngoài trời thì rét, có ánh nắng mặt trời, có tuyết
chói lòa... Ồ mà không, điều đó anh chẳng hiểu được đâu! Ta đi thôi...