Cả hai bị khám xét túi đựng quần áo mang theo trước khi vào khách sạn.
Người cảnh sát mặc sắc phục màu trắng xin lỗi khách sau khi kiểm tra. Ông
ta nói, để đề phòng Việt Coäng vào khách sạn đặt plastique.
Vào tới phòng, Lee ôm chặt lấy thân hình bốc lửa của Lan và đặt lên đôi
môi tươi mộng của cô những nụ hôn nồng cháy. Họ ôm nhau quấn quýt,
cùng ngã nhào lên chiếc giường nệm êm ái.
Lan ôm anh, thấm đẫm mùi đàn ông và hơi lửa từ cơ thể của Lee truyền
sang. Cảnh vật trong căn phòng mờ dần đi. Lan có cảm giác mình đang bơi
trên mặt biển rộng mênh mông, những đợt sóng ban đầu êm ả rồi lớn dần
dâng trào lên, tan loãng vào khoảng mênh mông vô tận khi cả hai hoà nhập
thành một. Lan rên lên khe khẽ sung sướng. Lee nở một nụ cười mãn
nguyện.
***
Chiến tranh luôn mang tới những bi kịch. Và tình yêu cũng chỉ là một giọt
sương mong manh trong bầu trời khô hạn của chiến tranh.
Người đàn ông Hàn Quốc, có một thời trai trẻ tham dự cuộc chiến tranh tại
Miền Nam Việt Nam với cái tên là Lee, bây giờ đã trở thành một vị giáo sư
sử học đang sang lại Việt Nam để sưu tầm tư liệu viết về hậu quả của chiến
tranh.
Ông nhờ tôi phiên dịch với người địa phương, hướng dẫn đi về những vùng
mà trước đây ông đã đóng quân.
Tất cả những cảnh vật cũ đã thay đổi. dần dần người ta xóa đi những dấu
vết của chiến tranh – những bãi bom mìn, những làng mạc bị thiêu rụi,
những cuộc tàn sát… bằng những vườn ngô khoai xanh mướt, những ngôi
nhà nhiều màu sắc, những tượng đài tưởng niệm…
Chiến tranh đang lùi dần vào ký ức của những người lớn tuổi. nó được lưu
lại trong những phim ảnh, những trang sách…đến kỳ lễ lộc người ta mới
mở ra.
Ông Lee bàn với tôi đến những địa điểm cần đến. Vùng đèo An Khê – nút
thắt của cái cửa ngõ từ Peiku đổ xuống Quy Nhơn. Vùng Gò Bồi – nơi đã
xảy ra những trận càn đẫm máu…và cuối cùng là vùng Diêu Trì, An Sơn,
Vân Canh… địa bàn quen thuộc của những cuộc hành quân ngày xưa.