Anh Ba cũng thế, anh học tiếng Pháp với cô sen. Ngày nay tôi đọc được và
viết được chính là nhờ anh Ba. Để trả ơn, thỉnh thoảng tôi dẫn anh Ba đi
xem chiếu bóng hoặc xem xiếc.
Chúng tôi ở với nhau được một tháng. Một buổi chiều người chủ già đi
làm về, nói với anh Ba: "Có một chuyến tàu đi vòng quanh châu Phi.
Không có hành khách. Chỉ có hàng hoá. Anh có muốn nhận làm bồi cho
các sĩ quan trên tàu ấy không? Họ không đông lắm đâu, và đều là những
người tốt, anh sẽ thấy anh không đến nỗi vất vả ở trên tàu. Đồng ý chứ?"
Anh Ba vui vẻ nhận lời. Sau tôi nói với anh: "Ba ơi, khí hậu ở châu Phi
rất nóng, nóng hơn ở bên ta. Và một chiếc tàu chở hàng rất tròng trành, rất
dễ làm cho anh say sóng. Đi như thế anh dại dột lắm, nhất là một thân một
mình, bầu bạn không có…" Anh Ba nói với tôi: "Anh không nên nói như
thế. Tôi là thanh niên, tôi khỏe, tôi chịu được khổ. Và tôi muốn đến xem
các nước". Ngày hôm sau anh Ba đáp tàu đi, anh có viết thư cho tôi hai ba
lần, kể cho tôi nghe vô số chuyện, nói đến người da đen, người Ả-rập, nói
đến xứ Tê–nê–ri–pho, xứ Lít–bon, đến những con vẹt… Anh cũng cho biết
là người nấu bếp trên tàu cũng là một đồng hương tên là Bốn…
Không để cho ông Dân nói hết câu, tôi hỏi: "Ông có biết ông Bốn ấy
không?"
"Có, tôi biết. Tôi biết chắc chắn. Anh ta là một người ngớ ngẩn, có khi
như là một người điên. Về già, anh ta trở nên khôn ngoan hơn. Anh ta làm
việc như một con bò. Anh ta lĩnh được rất nhiều tiền. Nhưng mỗi lần tàu
cập bến, anh ta tiêu xài trong hai, ba ngày thì hết sạch số tiện kiếm được
trong hai ba tháng. Chả bài bạc gì. Anh ta chỉ thích đi theo gái. Anh ta xấu
như con quỷ, nhưng anh ta bắt tình nhân với một cô gái nhảy… Và khi nào
hết xu, chỉ nàng đuổi anh ra cửa.
"Bây giờ anh ấy ở đâu?"
"Ông đến Quỳnh Lâm và hỏi Bốn Sẹo thì ở đấy ai cũng biết. Bây giờ anh
ta đã khôn ngoan hơn và được mọi người mến".
Để kết luận cuộc phỏng vấn của tôi, tôi hỏi ông Dân: