thầm lén đọc báo Người cùng khổ – nhưng vì họ sợ liên luỵ. Từ ngày có
những yêu sách Việt Nam, rồi đến việc thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa,
rồi đến việc xuất bản tờ Người cùng khổ, các sinh viên thuộc địa bị kiểm
soát ngặt.
Một hôm, một con trai của Bùi Quang Chiêu đến toà báo, đặt lên bàn
năm quan, và nói "Quyên cho báo", rồi chạy biến đi như bị ma đuổi.
Cố nhiên, ở các thuộc địa, nhất là ở Đông Dương, ai đọc Người cùng khổ
đều bị bắt. Mặc dầu tất cả những sự khó khăn ấy, tờ báo vẫn tiếp tục phát
triển. Đó là một luồng gió mới thổi đến nhân dân các nước bị áp bức.
Ông Nguyễn vào đảng Xã hội. Ấy là người Việt Nam đầu tiên vào một
chính đảng Pháp.
Người ta hỏi ông tại sao. Ông trả lời: "Chỉ vì đây là tổ chức duy nhất ở
Pháp bênh vực nước tôi, là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của
Đại cách mạng Pháp: Tự do, bình đẳng, bác ái."
Lúc bấy giờ, những người xã hội Pháp, già trẻ gái trai đều đang thảo luận
vấn đề nên ở lại trong Quốc tế thứ 2, hay là theo Quốc tế thứ 3, hay là tổ
chức một Quốc tế thứ hai rưỡi.
Người ta thảo luận rất sôi nổi. Chiều nào cũng thảo luận. Người ta thảo
luận trước buổi họp, trong buổi họp và sau buổi họp. Thật là những cuộc
thảo luận không ngừng, đôi khi rất kịch liệt. Từng gia đình đi dự mít tinh và
tham gia các cuộc thảo luận. Đàn bà cũng hăng hái không kém đàn ông. Có
khi cha không đồng ý với con, chồng không đồng ý với vợ.
Ông Nguyễn lắng nghe nhưng không hiểu rõ lắm, vì người ta thường
nhắc đi nhắc lại những tiếng, những câu: chủ nghĩa tư bản, giai cấp vô sản,
bóc lột, chủ nghĩa xã hội, cách mạng, không tưởng khoa học, Xi–mông,
Phu–ri–ê, Mác (Saint–Simon, Fourrier, Marx), chủ nghĩa vô chính phủ, chủ
nghĩa cải lương, sản xuất, luận đề, phản luận đề, giải phóng, chủ nghĩa tập
thể, chủ nghĩa cộng sản, khách quan, chủ quan v.v.
Ý kiến rất nhiều. Báo các phái xã hội đầy những ý kiến khác nhau.
Những ý kiến tán thành Quốc tế thứ 3 của giáo sư Ca–sanh, của nhà văn