Cu–tuya–ri–ê và nhiều người khác, đăng trên báo Nhân đạo do Giô–rét
(Jaurès) sang lập (ông đã từng bênh vực nhân dân Việt Nam); những ý kiến
về thành lập Quốc tế thứ 2 rưỡi đăng trên tờ Bạn dân.
Ý kiến của Lê–ông Bơ–lom (Léon Blum), của Pôn Phơ–rơ (Paul Faure),
v.v. đăng trên tờ Dân chúng là cơ quan ngôn luận của Quốc tế thứ 2.
Ngoài những ý kiến trên, còn có những lời giải thích và những lời tranh
luận khác. Ông Nguyễn nhức đầu vì khó hiểu.
Một hôm, ông Nguyễn đứng lên phát biểu: "Các bạn thân mến! Các bạn
đều là những người xã hội rất tốt! Tất cả các bạn đều muốn giải phóng giai
cấp công nhân? Vâng. Như thể dù thứ 2, thứ 2 rưỡi, hay Quốc tế thứ 3 phải
chăng cũng thế cả. Những Quốc tế ấy đều không là cách mạng cả sao? Dù
các bạn gia nhập Quốc tế này hoặc Quốc tế nọ, các bạn cũng phải đoàn kết
nhất trí. Tại sao tranh luận nhiều thế? Trong khi các bạn tranh luận ở đây,
thì đồng bào chúng tôi đang rên siết ở Việt Nam…"
Mọi người cười, nhưng không phải là mỉa mai, mà là cười cảm tình với
một đồng chí non, chưa hiểu được vấn đề.
Một nữ chiến sĩ trẻ đẹp – Rôdơ (Rose), thợ khâu, nói với ông: "Anh
Nguyễn, cũng hơi khó giải thích cho anh rõ, vì anh là người mới. Nhưng tôi
chắc sau này anh sẽ hiểu tại sao chúng tôi thảo luận nhiều thế, vì nó quan
hệ đến tiền đồ của giai cấp công nhân".
Việc gì cuối cùng cũng phải kết thúc. Những cuộc tranh luận giữa những
người xã hội cũng thế. Ông Nguyễn được nhiều người đồng tình vì ông là
người đại biểu duy nhất các thuộc địa và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử,
một chiến sĩ Việt Nam tham gia một đại hội đại biểu của một chính đảng
Pháp. Một nhà báo đã chụp ảnh ông Nguyễn và in ảnh ông lên tờ Buổi
sáng. Ngày hôm sau, cảnh sát đến tìm ông Nguyễn. Nhưng nghị viên đảng
Xã Hội can thiệp. Mật thám không dám vào phòng họp. Và ông Nguyễn cứ
yên trí dự Đại hội.
Công việc của Đại hội kéo nhiều ngày. Các tiểu ban bắt đầu làm việc.
Những nhà diễn giả có tiếng phát biểu ý kiến. Như ông Bơ–lom (Léon