trở thành lành nghề, thợ lành nghề có thể học để trở nên kỹ sư. Như thế nhà
máy tự đào tạo lấy cán bộ chuyên môn của mình. Đây là mônt chế độ rất
hay. Trong những nông trường tập thể, tính chất người nông dân Nga khác
với nông dân các nước: về pháp luật ruộng đất là của nhà nước nhưng thực
tế do nông dân sử dụng. Chính phủ cho những nông trường tập thể mượn
máy cày. Trong nông trường tập thể, mọi làm chung và chia sản phẩm theo
công làm của mỗi người.
Có một số nông trường tập thể rất giàu, mà người ta gọi là nông trường
triệu phú. Những nông trường này có trường học sơ cấp và trung cấp, thư
viện, nhà chiếu bóng, sân vận động, nhà thương, phòng nghiên cứu nông
nghiệp, nơi chữa máy móc v.v. Những nông trường này đã biến thành
những thành phố nhỏ.
Những người ốm đau được săn sóc không mất tiền, đây cũng là một điều
ông Nguyễn hết sức phục. Và ông nghĩ đến những đồng bào đáng thương
của mình, đau ốm không có tiền thuốc. Thực dân Pháp khoe khoang đã tổ
chức những nhà thương. Thật ra mỗi tỉnh lỵ mới có một nhà thương, mà
không bao giờ chữa cho những người không có tiền.
Ở Đông Dương, người ta tính hơn mười vạn người mới có một thầy
thuốc.
Vì ông Nguyễn rất yêu trẻ con nên ông nghiên cứu kỹ vấn đề nhi đồng ở
Nga.
Lúc mới đẻ, mỗi đứa trẻ được giúp tiền may quần áo, được uống sữa lọc
trong chín tháng không mất tiền. Mỗi tuần thầy thuốc đến thăm nhiều lần.
Người mẹ được nghỉ hai tháng trước và sau khi sinh đẻ, vẫn được lương.
Mỗi nhà máy có một chỗ nuôi trẻ do những thầy thuốc và nữ y tá trông
nom. Người mẹ làm thợ cứ vài giờ lại được nghỉ việc trong mười lăm phút
để cho con bú. Những đứa trẻ ngoài chín tháng có thể gửi ở những vườn
trẻ, có thấy thuốc chăm sóc.
Buổi sáng, khi đứa trẻ đến, thầy thuốc khám và cân. Rồi nữ y tá tắm cho
nó và bận áo quần sạch sẽ của vườn trẻ. Khi mới đến và hai giờ chiều nó