• Nhận thức được rằng hành động và phản ứng của những người ở các nước
khác nhau có thể hoàn toàn khác với những gì bạn quen thuộc.
Không nên:
• Nhận thức rằng những khác biệt có thể không bảo đảm cho bất cứ tương
tác hiệu quả nào bởi chẳng có hai cá thể nào giống hệt nhau.
KẾT LUẬN
Mô hình các chiều văn hóa của Hofstede hữu ích trong việc giúp nhận thức
những khác biệt của nhiều nền văn hóa hiện hữu khi công ty bắt đầu vươn
ra quốc tế. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ gần đây, khoảng cách đã giảm dần,
các nền văn hóa đã hòa trộn và những khác biệt không còn rõ rệt. Thêm vào
đó, người ta có thể đặt dấu chấm hỏi về việc xếp loại một số nước còn tùy
thuộc vào tất cả các nhóm văn hóa của nước đó có hiện diện hay không.
Nếu câu trả lời là không, sự xếp loại trong các chiều văn hóa có thể khác
biệt giữa những nhóm dân cư trong chính quốc gia đó. Cuối cùng, chẳng có
hai cá thể nào giống hệt nhau, và vì vậy người ta phải nhận thấy rằng hiểu
lầm vẫn có thể xảy ra.
THAM KHẢO
1. Hofstede, G. (2001) Culture’s Consequences: Comparing values,
behaviours, institutions, and organisations across nations (tạm dịch: Hệ
quả của văn hóa: So sánh các giá trị, hành vi, định chế và các tổ chức giữa
các quốc gia). Thousand Oaks, CA: Sage Publications.
2. Hofstede, G. (1991) Culture and Organisations: Software of the mind
(tạm dịch: Văn hóa và Tổ chức: Phần mềm của tư duy). London: McGraw-
Hill.