nhất có thể? Phân tích và so sánh các khả năng phân phối khác nhau và sau
đó lựa chọn phương án hợp lý nhất. Một lần nữa, lại có nhiều hoạt động
liên quan tới mục này như: lựa chọn và thúc đẩy trung gian; kiểm soát tồn
kho và quản lý vận chuyển; và sắp xếp việc lưu kho hiệu quả nhất.
• Promotion | Khuyến mãi – Bạn làm thế nào để truyền tải thông tin về
doanh nghiệp và sản phẩm của mình tới các nhóm khách hàng? Có thể cần
tới nhiều loại hoạt động khuyến mãi khác nhau, tùy thuộc vào cách doanh
nghiệp muốn ra mắt sản phẩm mới, để tăng nhận biết về các chức năng đặc
biệt của một sản phẩm đã có hay là để giành được sự quan tâm vào một sản
phẩm đã xuất hiện dưới cùng một dạng thức từ lâu. Vì vậy, các quyết định
phải được thực hiện nhằm đạt được phương thức truyền tải thông điệp
mong muốn tới nhóm mục tiêu hiệu quả nhất.
• Price | Giá cả - Khách hàng của bạn sẵn sàng trả bao nhiêu tiền? Giá trị
thu được trong một cuộc trao đổi rất quan trọng đối với khách hàng, nhất là
giá cả thường được sử dụng như một công cụ cạnh tranh, không chỉ trong
các cuộc chiến giá cả mà trong cả việc củng cố hình ảnh. Vì vậy, các quyết
định về giá thường rất nhạy cảm.
3. Bước 3: Kiểm tra. Giám sát và kiểm soát liên tục rất quan trọng trong
việc đảm bảo hiệu quả của hỗn hợp tiếp thị đã chọn cũng như đảm bảo việc
thực hiện diễn ra thật tốt.
KẾT LUẬN
Một trong các vấn đề của “4P” là mô hình này có xu hướng tăng về số
lượng chữ “P”, hình thành câu hỏi “Tiếp thị dừng lại ở đâu?” So với các lựa
chọn khác, nhân tố “people | con người” chắc chắn là chữ “P” thứ năm
được chấp nhận rộng rãi nhất. Sau hết, con người vận dụng hỗn hợp tiếp thị
với tư cách nhà tiếp thị; họ làm cho sản phẩm/dịch vụ sẵn có trên thị trường
với tư cách những người trung gian; họ tạo ra nhu cầu cho tiếp thị với tư