NHỮNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ KINH ĐIỂN - Trang 206

Kotter nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trải qua cả tám bước như mô tả
chi tiết trên đây. Tuy nhiên, nếu một tổ chức đang thực hiện nhiều dự án
thay đổi cùng lúc, họ sẽ thấy bản thân trong không chỉ một bước của mô
hình vào bất cứ thời điểm nào. Các bước bao gồm:

1. Tạo nên tính cấp bách. Khi phải đối phó với sự tự mãn, cần loại bỏ
những dấu hiệu an toàn giả tạo. Nhà quản lý cần đảm bảo rằng những
người thích hợp nhạy cảm trước tình trạng khẩn cấp do khủng hoảng (tiềm
tàng) và họ đồng ý rằng thực hiện công việc như thường lệ không còn là
lựa chọn hợp lý nữa.

2. Thành lập nhóm dẫn đường. Một liên minh dẫn đường mạnh cần thiết
cho việc tạo ra thay đổi trong tổ chức. Các thành viên trong nhóm này cần
nhận ra giá trị của thay đổi được định trước, và phải chia sẻ lòng tin và cam
kết. Hơn thế, họ phải có tín nhiệm, kỹ năng, quan hệ, danh tiếng và quyền
hạn chính thức để dẫn dắt thay đổi.

3. Phát triển tầm nhìn và chiến lược. Tầm nhìn là một cấu thành trọng tâm
trong việc dẫn dắt thay đổi. Nó là cầu nối giữa tình trạng hiện tại và tương
lai, tạo ra nhận thức về định hướng và các nỗ lực điều chỉnh đồng hướng.
Những tầm nhìn tốt nhất là có thể cảm nhận, rõ ràng, đơn giản, gây phấn
chấn và phù hợp tình huống.

4. Truyền đạt tầm nhìn thay đổi. Truyền đạt tầm nhìn tới bất cứ ai có liên
quan rất quan trọng nếu mọi người đều phải nắm bắt và cam kết theo đuổi
sự thay đổi. Truyền đạt tầm nhìn không phù hợp, và thông điệp không nhất
quán là hai cạm bẫy chính ngăn cản thay đổi thành công.

5. Trao quyền cho nhân viên. Liên minh dẫn đường cần loại bỏ mọi rào cản
có thể gắn chặt trong các quy trình và cơ cấu của tổ chức hoặc tồn tại trong
nhận thức của nhân viên. Điều này cho phép mọi người đều tham gia vào
nỗ lực thay đổi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.