Vận chuyển góp phần vào việc biến sản phẩm thành thứ mà khách hàng sẵn
sàng mua.
• Chờ đợi. Đề cập đến thời gian công nhân chờ đợi các nguồn lực, việc xếp
hàng chờ tiêu thụ hết sản phẩm, cũng như phần vốn dành cho hàng hóa và
dịch vụ chưa được chuyển đến cho khách hàng. Thường phải có những quy
trình quản lý sự chờ đợi này.
• Dư thừa hàng tồn kho. Bất kể là dưới dạng nguyên liệu thô, bán thành
phẩm hay thành phẩm, dư thừa hàng tồn kho tương ứng với chi phí vốn
chưa tạo ra được lợi tức cho cả người sản xuất và khách hàng. Nếu một
trong ba yếu tố trên không được xử lý tích cực để tạo ra giá trị, nó sẽ trở
nên lãng phí.
• Sự vận động. Ngược lại với vận tải, vận động muốn nói tới công nhân hay
trang thiết bị, tương ứng với thiệt hại, hao mòn và an toàn. Nó cũng bao
gồm tài sản cố định và những chi phí xuất hiện trong quá trình sản xuất.
• Sản xuất vượt quá. Sử dụng nguồn lực đắt đỏ và giá trị hơn yêu cầu của
công việc, hay thêm vào những chi tiết thiết kế khách hàng không cần. Có
một vấn đề với yếu tố này. Mọi người có thể cần thiết thực hiện những
công việc vượt quá tiêu chuẩn chất lượng yêu cầu để đảm bảo năng lực. Chi
phí đào tạo này có thể được dùng để bù đắp cho sự lãng phí khi sản xuất
vượt quá.
Sau khi giảm thiểu sự lãng phí, việc quản lý nội bộ hiệu quả được đề ra dựa
trên phương thức 5-S bao gồm:
• Seiri – sự ngăn nắp. Phân loại những gì cần cho công việc và những gì
không. Điều này làm công việc đơn giản hơn.
• Seiton – sự thứ tự. Có thể tăng hiệu quả bằng việc sắp xếp có chủ ý vị trí
của các nguyên liệu, trang thiết bị, hồ sơ, …