núm đồng tiền, lũm má. Mặt Cốm do vậy cứ tòn tõn. Tôi nhìn Cốm, như
nhìn cô dâu mới. Cô ả bỏ nhà đi 2 đêm, 3 ngày, lúc về lại xinh hơn lúc đi.
Phố Hà Nội đèn tối. Phố ren rét, nhưng tôi thấy ấm lòng, vì tôi có Cốm để
ngắm, và để xích xe đạp lại gần. Chiếc Stecling của tôi tợ hồ muốn tròng
ghẹo chiếc Fôlit nữ của Cốm. Cốm nói: “Đứng đắn nào!” Tôi buột miệng
kêu: “CÁ. CÁ”. Cốm hỏi: “Cái gì?” Tôi nói: “Không. Không”. Thực ra, tôi
vừa nhìn thấy nó, mới cách đây vài giây, thằng nhọn cằm vọt qua đường,
chỗ ngã tư đèn sáng. Nhưng có lẽ hắn đi đâu, không phái hắn đi theo tôi.
Hắn bước vội vã trên phố, vận paravec bộ đội. Cốm quay lại nhìn, nhưng
hắn đã rẽ vào ngã tư. Cốm dĩ nhiên không nhìn thấy gì, và cũng không hiểu,
tôi nói gì. Hai vợ chồng vào tiệm ăn phở. Về nhà, tôi cho Cốm xem tờ thú.
11 giờ kém 10. Cốm nóng ruột, chạy ngay, sang nhà chị Hòa.
Tháng mười hai 1965. Tôi ngồi một ngày không rõ thứ bảy hay chủ nhật.
Cả tuần nay, bên cửa số tôi tím, có nhật ký và bản sao nhật kí, có lọ mực
tím, và bản thảo lem nhem mực tím. Từ một tuần nay, ngày nào tôi cũng
mua báo, ngày nào trên trang nhất, cũng những tin chiến tranh, và chiến
thắng. Từ hôm qua tôi nghĩ nhiều, tới những động tác vô tình, được sử dụng
một cách cố tình, như một khả năng vô hạn, của sự tốt bụng. Điều đó giải
thích vì sao, sự tốt bụng trong nhiều trường hợp có thể mất hẳn tác dụng
nhân đạo. Hôm qua, tôi quay lại trụ sở khu phố, để gặp chị Hòa lần thứ hai.
Chị mặc áo vải, tay đeo băng đỏ, khác hẳn chị Hòa má hơ lửa bếp đỏ ửng,
trong trang đẩu nhật kí.
Tháng mười hai 1965. Chị Hòa kể: tôi là nhân viên ban bảo vệ khu phố, từ
11 năm nay, nên chuyện gì cũng nhớ. 10 năm trước cô Trinh sang tôi, vào
lúc 11 giờ tôi. Mặt cô đượm vẻ lo âu. Tôi biết cô Trinh sang, vì chuyện
chồng cô bị trấn áp. Nhưng tôi vẫn hỏi: “Có chuyện gì thế?” Cô Trinh kể,
chồng cô đi đón cô thế nào, mẹ chồng và cô lo lắng, ra sao, rồi đột ngột hỏi:
“Chị ơi, nhà em liệu có bị sao không?” Tôi nói: “Cô hỏi vậy, tôi rất khó trả