là đời sống của ông. Nếu đời sống tôi cũng chỉ nằm gọn như thế, chắc hẳn
tôi cũng không thể nào làm cho thơm hơn được tí nào cả.
Ông giảng nghĩa: “Ý của tôi là, trong việc xây dựng riêng cho chúng ta
một nền văn hóa nho nhỏ thứ hai, tôi không có ý muốn bảo rằng ta nên bất
kể luật lệ trong cộng đồng. Thí dụ tôi không trần truồng khi đi ra ngoài
đường. Không vượt đèn đỏ. Những chuyện vặt vãnh đó, ta có thể tuân
theo. Nhưng những chuyện lớn
– ta nghĩ thế nào, những gì ta đánh giá – những điều ta phải tự họn lựa.
Không một ai - hay bất cứ xã hội nào quyết định điều đó cho ta cả.
“Lấy hoàn cảnh của tôi đây. Những điều đáng lẽ tôi phải xấu hổ –
không thể đi đứng được, không thể chùi đít mình được, có sáng thức dậy
muốn bật khóc – nhưng thật ra không có gì phải xấu hổ hay nhục nhã cả.
“Cũng thế, đối với các phụ nữ chưa gầy đủ, hay với đấng đàn ông chưa
giàu đủ. Những điều xã hội, văn hóa muốn làm chúng ta tin vào. Đừng bận
tâm đến”.
Tôi hỏi thầy Morrie, sao lúc còn trẻ thầy không dọn đi nơi khác ở.
- Nơi nào?
- Em không biết. Nam Mỹ. Tân Guinea. Nơi nào mà sự vị kỷ ít hơn
nước Mỹ.
- Xã hội nào cũng có vấn đề riêng của xã hội đó. - Thầy Morrie trả
lời, lông mày hơi nhướng, gần đây ông sử dụng cách này vì cái nhún vai.
“Theo ý tôi, ta chớ chạy trốn. Chúng ta phải nỗ lực tạo một nền văn hóa của
riêng cho chính mình".
“Này nhé, dù ở nơi nào đi nữa, điểm sai lầm lớn nhất của con người là
cái nhìn thiển cận. Chúng ta không nhìn thấy những gì con người mình có
thể đạt được. Hãy nhìn vào khả năng, những phương diện mà ta có thể gắng
hết sức mình để trở thành. Nếu chúng ta bị vây quanh những người luôn
miệng bảo: “Tôi muốn được phần của tôi ngay bây giờ!” Cuối cùng trong