Sau một thời gian, ông có hơn năm chục những câu "châm ngôn vụn"
để chia sẻ với bạn bè. Một người bạn cũng là giáo sư tại đại học Brandeis
thấy những câu đó quá hay, nên gởi cho một phóng viên của tờ Boston
Globe. Ông này tiếp xúc với ông và viết một phóng sự dài về Morrie với
tựa:
Giảng khoá cuối cùng của một giáo sư: Cái chết của chính ông.
Bài này lọt vào mắt xanh của một nhà sản xuất chương trình Nightline.
Ông này đem tới cho Ted Koppel tại Hoa Thịnh Đốn.
"Ông coi thử cái này". Nhà sản xuất nói.
Thế là dẫn đến cảnh các chuyên viên thu hình chiếm đầy phòng khách
của Morrie và chiếc xe sang trọng trước cửa nhà Morrie.
Thân hữu và gia đình Morrie đã tề tựu tại nhà ông để gặp Ted Koppel
và, khi con người nổi tiếng này bước vào căn nhà, tiếng xôn xao nổi lên thật
hào hứng, chỉ trừ Morrie là thản nhiên lăn xe về phía trước, nhướng lông
mày lên nhìn, làm ngưng cảnh xôn xao với giọng nói cao trầm bổng cố hữu.
"Này ông Ted, tôi phải xét lại một chút trước khi thỏa thuận để ông
phỏng vấn”.
Tiếp theo là im lặng nặng nề, bối rối, rồi hai người được đưa vào
phòng đọc sách. Cửa phòng đóng lại.
Một người bạn nói thì thầm ngoài phòng: "Mong là ông Ted dễ dãi với
ông Morrie một chút".
Người khác lại nói: "Mong là Morrie dễ dãi với Ted một chút".
Trong căn phòng, Morrie ra hiệu cho Ted ngồi xuống. Ông chắp tay
lên đầu và mỉm cười:
"Ông cho biết điều gì ông tha thiết, gần với trái tim ông nhất?
- Tim tôi?
Koppel chăm chú nhìn ông già: "Được rồi" Ông nói thật trịnh trọng,
rồi ông nói chuyện về các con ông. Con cái là tha thiết, gần với trái tim phải