Ngược lại, mười năm qua tôi vẫn ở Detroit, vẫn đi làm việc tại một
chốn, sử dụng cùng một ngân hàng, hớt tóc cùng một anh thợ cạo. Tôi đã ba
mươi bảy tuổi, có năng xuất cao hơn hồi còn ở đại học, nhưng nay lại bị trói
buộc vào máy vi tính, máy chuyển tin, và điện thoại cầm tay. Tôi viết bài về
những lực sĩ giàu có, mà phần lớn không mấy quan tâm gì đến những người
như tôi. Trong cùng giới tôi, tôi cũng chẳng phải là người trẻ nữa, và tôi ch
ẳng còn mặc áo thun xám, rộng đi lòng vòng, với điếu thuốc không mồi lửa
ngậm hờ trên môi. Tôi cũng không vừa ăn bánh mì trứng trộn, vừa dự vào
những vụ bàn cãi dông dài về ý nghĩa cuộc đời.
Ngày tháng của tôi rất bận rộn, tuy nhiên phần nhiều tôi vẫn không
cảm thấy hài lòng.
Chuyện gì đã xảy ra cho tôi?
“Sư phụ”, tôi bỗng gọi Thầy, bất chợt nhớ đến danh xưng ngày xưa tôi
hay dùng để gọi ông.
Thầy Morrie, mặt rạng rỡ hẳn: “Chính Thày đây, tôi vẫn là sư phụ của
anh ngày nào".
Thầy cười, rồi tiếp tục bữa ăn, bữa ăn bắt đầu từ bốn mươi phút trước
đây. Tôi ngắm ông, đôi tay ông hoạt động một cách thận trọng, như thể ông
vừa mới học cách sử dụng chúng lần đầu vậy. Ông khơng thể ấn mạnh con
dao xuống. Mấy ngón tay ông run lẩy bẩy. Mồi miếng ăn là một cuộc phấn
đấu; ông nhai thật nhuyễn thức ăn trước khi nuốt, thế mà thỉnh thoảng
chúng cũng trượt ra mép, ra môi một ít, vậy là ông phải ngưng lại, để lấy
khăn lau mặt. Làn da từ cổ tay ôngtới các ngón tay đều trố đồi mồi, trông
lỏng lẻo như da dính trên con gà hầm trong nồi xúp.
Chúng tôi ngồi ăn như thế một lúc, một ông già bệnh hoạn, một chàng
thanh niên trẻ, khoẻ mạnh, cả hai thấm đượm sự im lặng của căn phòng. Có
thể là một sự im lặng hơi bối rối, nhưng người duy nhất bối rối là tôi.