tôi, trở về phòng trọ để sửa soạn sắp xếp vali. Đã khuya rồi. Trên truyền
hình chẳng có gì, toàn chuyện không đáng.
Bay về Detroit, chiều đã xuống khi đến nơi, tôi lết tấm thân về nhà và
leo lên giường ngay. Tôi thức dậy và nhận được một cái tin choáng váng:
các liên đoàn công nhân toà báo tôi làm, đình công. Tòa báo đóng cửa. Một
nhóm người biểu tình dăn biểu ngữ tại cổng chính, đi tới đi lui chung quanh
toà báo hô hào khẩu hiệu. Là thành viên của liên đoàn, tôi chẳng có một lựa
chọn nào khác: thế là lần đầu tiên trong đời tôi bị mất việc, mất chi
phiếu lương,và phải chống đối các chủ nhân tôi. Các lãnh tụ liên đoàn điện
thoại về nhà tôi, cảnh cáo tôi không được liên lạc với các cựu chủ bút của
tôi, mà phấn đông là bạn của tôi. Mỗi khi họ gọi đến, tôi phải cắt đứt buổi
nói chuyện ngay, không để cho họ có cơ hội phân bày lý lẽ hơn thiệt chi cả.
“Chúng ta sẽ chiến đấu cho đến khi chiến thắng”, các lãnh tụ liên đoàn
hô hào, nghe như lính xung trận!
Đầu óc rối rắm và tôi cảm thấy chán nản. Mặc dù công việc tại đài
truyền hình và đài phát thanh là những phụ thu đáng kể, nhưng tờ báo mới
là đời sống, là dưỡng khí của tôi. Mỗi sáng khi nhìn thấy bài viết của mình
trên báo, tôi biết rằng qua một đường lối, tôi đang hiện hữu trên cuộc đời.
Bây giờ đường lối đó không còn nữa. Và cuộc đình công vẫn tiếp tục
– ngày thứ nhất, ngày thứ nhì, ngày thứ ba – rồi có những cú điện thoại đầy
lo âu gọi tới, có tin đồn rằng cuộc biểu tình có thể kéo dài đến vài tháng.
Mọi việc quen thuộc đều bị đảo lộn. Các chương trình thể thao hàng đêm
mà đáng lẽ tôi phải tham dự và tường trình. Nay tôi nằm nhà và theo dõi
chúng trên truyền hính. Từ lâu, tôi cứ tưởng độc giả cần đọc mấy mục tôi
viết. Tôi rất đỗi ngạc nhiên thấy mọi việc vẫn diễn tiến khi không có tôi.
Sau một tuần lễ với tình trạng như thế, tôi nhấc điện thoại lên và quay
số của thầy Morrie. Connie trao máy điện thoại cho ông.
“Anh đến thăm tôi” ông nói như một lời khẳng định thay vì là một câu
hỏi.
- Sao, em đến được chứ?