dặm chỉ đến ngồi cạnh một người sắp chết. Thật là lạ, hình như tôi bị sa vào
trong một vùng thời gian nào đó khi tới viếng Thày Morrie, và tôi yêu con
người tôi hơn trong thời gian bên cạnh ông. Tôi không còn thuê chiếc điện
thoại cầm tay khi đi từ phi trường tới nhà. Mặc, để họ đợi, tôi tự nhủ, như
thày Morrie từng tuyên bố.
Tình trạng tại toà báo ở Detroit vẫn không có triển vọng gì tốt đẹp.
Đúng ra thì sự việc bỗng trở nên điên khùng hơn, qua những cuộc đụng
độ chân tay giữa những người biểu tình và những người được thuê
làm thế, người bị bắt, kẻ bị đánh đập, những kẻ khác nằm vạ trên lộ đường
trước mặt các xe chở hàng.
Để bù lại cho sự vệc này, tôi có cảm tưởng những chuyến viếng thăm
với Thày Morrie là những gột rửa của tình thương nhân loại. Chúng tôi nói
về đời sống, chúng tôi nói về tình yêu. Chúng tôi nói về đề tài Thày yêu
thích nhất, lòng bác ái, và vì sao xã hội chúng ta thiếu điều này. Trước khi
đến nhà Thày, lần viếng thăm thứ ba này, tôi ghé qua cái chợ tên là “Bánh
Mì và Lung Tung” (Bread and Circus) - tôi nhận thấy có mấy bao đồ ăn với
tên hiệu này ở nhà Thày và đoán là ông thích đồ ăn tại đây – và tôi đã mua
một lố đồ ăn bỏ vào trong những hộp nhựa, nào là mì sợi nhỏ xào với cải,
súp cà rốt và bánh tráng miệng Do Thái baklava.
Tôi bước vào phòng làm việc của Thày, tay dơ cao mấy bao đồ ăn lên,
như thể tôi vừa mới ăn cắp ở nhà băng ra.
“Xem nè, đồ ăn!” tôi reo lên.
Thày Morrie nhướng mắt lên, và mỉm cười.
Trong khi đó tôi đưa mắt tìm những dấu hiệu của cơn bệnh tiến triển.
Ông còn sử dụng được những ngón tay để cầm bút, hay nâng cặp kính lên,
nhưng ông không thể nhấc hai cánh tay cao hơn tầm ngực. Ông ít ngồi tại
bàn ăn trong bếp hay trong phòng khách mà giờ chỉ thích ngồi trong phòng
làm việc, nơi đây ông có một chiếc ghế dựa dài với đầy đủ gối, mền, và
những khoanh nhựa được cắt đặc biệt để đỡ đôi chân đã teo của ông. Bên
cạnh ông, có một cái chuông nhỏ để khi cần sửa đầu cho thoải mái, hay sử