dụng nhà cầu thì ông có thể lắc chuông, rồi thì Connie, Tony, Bertha hay
Amy, đội quân trợ tá bé nhỏ này có thể chạy vào giúp ông. Có lúc không dễ
gì cho ông khi sử dụng chuông và những lúc thế này ông cảm thấy bứt rứt.
Tôi hỏi ông ta có cảm thấy thương xót cho phận mình không?
“Đôi khi vào buổi sáng là lúc tôi buồn nản” ông trả lời. “Tôi sờ khắp
người mình – cảm nhận những gì mình còn có thể cử động được, và buồn
về những gì mình đã mất mát. Tôi buồn cho sự kéo dài chậm chạp của cái
chết của mình. Nhưng rồi tôi ngưng cảm giác buồn bã này”
- Chỉ vậy sao?
- Nếu cần, tôi khóc một trận cho đã. Rồi tôi chú tâm vào những gì tốt
đẹp của cuộc đời mình. Nghĩ đến những người đến thăm tôi. Đến những câu
chuyện mà tôi sắp được nghe. Đến anh – nếu là ngày thứ ba. Bởi vì chúng
ta là những người của ngày thứ ba.
Tôi cười nhẹ: Những người của ngày thứ ba.
“Mitch. Tôi không cho phép mình tủi phận mình hơn thế. Mỗi buổi
sáng một ít, một vài giọt nước mắt. Thế thôi!”
Tôi nghĩ đến có những người mà tôi biết đã dùng nhiều thời giờ mỗi
ngày để tủi phận mình. Thật là ích lợi nếu ta biết giới hạn sự thương xót
mình trong một khoảng thời gian nào đó mỗi ngày.
Và nếu Thày Morrie có thể làm được chuyện này với căn bệnh kinh
khủng như thế....
“Nó chỉ có cảm giác kinh khủng khi chúng ta nhìn nó như thế. " Thày
Morrie tiếp. “Thật là khủng khiếp khi phải chứng kiến thân hình mình từ từ
đi đến trạng thái bất động. Nhưng cũng la điều kỳ thú là ta có thời gian để
từ giã nó. "
Ông mỉm cười: “Không phải ai cũng hên như thế!”
Tôi ngắm ông nằm trong chiếc ghế của ông, ông không thể đứng,
không thể rửa mặt mày, không thể kéo quần lên. Hên? Có thật ông dùng