NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 109

Các lập luận về Hội đồng Nhân dân

Lịch sử hình thành Nhà nước Việt Nam hiện đại có một nét đặc trưng ít thấy
ở các nước khác. Đó là cơ quan đại diện của chính quyền địa phương hình
thành trước các cơ quan nhà nước Trung ương. Xô viết Nghệ - Tĩnh (Xô
viết là phiên âm của “hội đồng” từ tiếng Nga) xuất hiện năm 1930, sau đó
15 năm Chính phủ và Quốc hội mới ra đời (năm 1945-1946). Trong thời
gian tồn tại ngắn ngủi của mình, các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã vừa
làm chức năng đại diện, vừa làm chức năng quản lý - đúng với tinh thần
khẩu hiệu do Lênin đề ra: “Tất cả quyền lực về tay Xô viết!”.

Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của phe xã hội chủ nghĩa, việc thực
hiện tư tưởng nói trên của Lênin là một câu chuyện buồn. Sau khi Lênin
mất, khẩu hiệu của ông đã được giải thích như một thủ thuật để giành chính
quyền chứ không phải là nền tảng tư tưởng để xây dựng một nhà nước kiểu
mới. Tuy mang tên là Quốc gia của các hội đồng (Liên bang Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Xô viết), nhưng quyền lực của các Hội đồng (Xô viết) chỉ tồn
tại trên danh nghĩa. Bộ máy chấp hành (Ixpolcom) đã thu tóm hết quyền
lực, biến Hội đồng thành “vườn hoa, cây cảnh”. Đây, có lẽ, là một trong
những nguyên nhân chủ yếu làm cho dân chủ không được phát huy và Nhà
nước Liên bang Xô viết sụp đổ.

Trông người mà ngẫm đến ta. Việc một số ý kiến đề nghị bỏ Hội đồng Nhân
dân (HĐND) ở cấp trung gian là quận, huyện (thậm chí cả HĐND phường)
đang làm chúng ta thật sự băn khoăn. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin
được trao đổi về các lập luận được đưa ra để bỏ HĐND ở cấp quận/huyện.

Lập luận 1, cần phải bỏ HĐND cấp quận, huyện vì các cơ quan này hoạt
động hình thức. Lập luận này có lý, nhưng không công bằng. “Mắt lác là tại
hướng đình. Cả làng lác mắt chứ mình em đâu”. Nói chung, HĐND ở tất cả

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.