NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 110

các cấp đều hoạt động hình thức. Không biết chúng ta nên bỏ tất cả HĐND
đi hay nên xem lại “hướng đình”?

Lập luận 2, cần phải bỏ HĐND quận, huyện vì đây chỉ là cấp trung gian.
Trung gian thì đúng rồi, nhưng không biết đó có phải là lý do xác đáng để
bỏ cơ quan dân cử ở cấp này không? Về mặt hình thức, từ Trung ương đến
cơ sở chúng ta có đến bốn cấp chính quyền, nên bắt buộc phải có hai cấp
trung gian. Đó là cấp tỉnh, thành phố và cấp quận, huyện. Rõ ràng, không
thể lấy lý do trung gian để bỏ HĐND cấp tỉnh, thành phố được. Vậy thì, tại
sao lại lấy lý do này để bỏ HĐND cấp quận, huyện? Lỗi lôgic ở đây thật
khó biện hộ. Ngoài ra, trên thế giới, tất cả các cơ quan dân cử, kể cả quốc
hội đều được coi là trung gian - không phải với nghĩa ở giữa từ trên xuống
dưới, mà là cầu nối giữa công dân với bộ máy công quyền.

Lập luận 3, cần bỏ bớt HĐND cấp quận, huyện để hoạt động điều hành
được nhanh nhạy hơn. Nếu chúng ta quan niệm nhanh nhạy hơn nghĩa là
mệnh lệnh, quyết định (kể cả quyết định bổ nhiệm, thuyên chuyển công tác)
của cấp trên được thực thi nhanh chóng hơn, thì luập luận trên là đúng.
Nhưng ngay cả trong trường hợp này, nhanh nhạy hơn cũng không đồng
nghĩa với tốt hơn. Khi không còn HĐND, Ủy ban nhân dân sẽ được đổi
thành ủy ban hành chính và trở thành “cánh tay nối dài” (xin được dùng từ
của những người đề xuất phương án bỏ HĐND) của chính quyền tỉnh, thành
phố. Mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên chắc chắn sẽ được các ủy ban hành
chính thi hành nhanh chóng hơn. Nguyên nhân dễ thấy nhất là vì “cánh tay”
không có thói quen suy nghĩ, tranh luận. Thế nhưng, cuộc sống ở các quận,
huyện nhiều khi cần đến sự quyết đáp của “cái đầu” hơn là sự nhanh nhạy
của “cánh tay”. Trên thực tế, do điều kiện địa lý, dân cư và kinh tế-xã hội
khác nhau, nhu cầu của các quận, huyện cũng rất khác nhau. Xin lấy thành
phố Hà Nội làm ví dụ, bảo tồn phố cổ có thể là ưu tiên số một của quận
Hoàn Kiếm, nhưng lại không thể là mối quan tâm của quận Thanh Xuân.
Ngoài ra, dân cư ở các quận huyện của ta rất lớn. Theo điều tra dân số năm
1999, quận Hoàn Kiếm có 171.100 người; quận Thanh Xuân có 151.900

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.