NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 196

đoạn soạn thảo dự án văn bản pháp luật. Tôi cho rằng với cách làm như
hiện nay thì các quy định nói trên là những tiến bộ đáng ghi nhận. Tuy
nhiên, theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, giai đoạn phân tích
chính sách thường được tiến hành trước khi bắt đầu soạn thảo văn bản. Có
thể nói, đây là công đoạn đầu tiên của quy trình lập pháp.

Dưới đây, tôi xin trình bày một số nội dung cụ thể của công đoạn phân tích
chính sách. Công đoạn phân tích chính sách thường được phân chia thành
các bước (các nội dung) sau đây:

1. Nhận biết vấn đề;
2. Phân tích, tìm nguyên nhân của vấn đề;
3. Tìm giải pháp (đưa ra chính sách) để xử lý vấn đề;
4. Nghiên cứu các vướng mắc về mặt pháp lý;
5. Nghiên cứu khả năng tài chính để bảo đảm triển khai các quy định của
văn bản pháp luật dự kiến ban hành.

Ba nội dung đầu tiên 1,2,3 bao giờ cũng được triển khai khi tiến hành phân
tích chính sách. Hai nội dung 4 và 5 chỉ được thực hiện khi khẳng định
được rằng giải pháp để xử lý vấn đề là việc ban hành văn bản quy phạm
pháp luật (giải pháp bắt buộc là giải pháp lập pháp). Xin được phân tích chi
tiết về từng nội dung cụ thể của công đoạn phân tích chính sách.

Nhận biết vấn đề. Nhận biết vấn đề và phản ứng kịp thời là một trong
những phẩm chất quan trọng hàng đầu của mọi quốc gia, mọi tổ chức và
mọi cơ thể sống trong cuộc đấu tranh để sinh tồn và phát triển. Thế nhưng,
trên thực tế, không phải chủ thể nào cũng có được phẩm chất quan trọng đó.
Vẫn thường xảy ra những trường hợp như: Không nhận biết vấn đề đang
phát sinh, nhận biết vấn đề quá chậm, hiểu sai vấn đề. Trường hợp thứ nhất
là không phát hiện ra con bệnh; trường hợp thứ hai là phát hiện ra con bệnh
quá muộn; trường hợp thứ ba là chẩn đoán sai bệnh. Hậu quả của các
trường hợp này, có lẽ, đã rõ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.