không có sự ủy quyền. Đơn giản, ông Bush đã nhận được ít phiếu của cử tri
hơn là đối thủ của mình trong cuộc bầu cử tổng thống. Ông Bush đã thắng
cử theo luật (nhận được nhiều phiếu hơn từ các đại cử tri), chứ không phải
theo tín nhiệm của đa số cử tri Mỹ. Đây là một sự trớ trêu của luật bầu cử
Mỹ. Vì vậy, rất nhiều người Mỹ muốn cải cách luật bầu cử tổng thống.
Thực tế cho thấy, đây không phải một công việc dễ dàng. Tuy nhiên, điều
hành đất nước mà không được ủy quyền thì có lẽ chỉ có ở Mỹ!
Cử tri có thể ủy quyền theo hai cách: ủy quyền theo lệnh và ủy quyền theo
chế độ ủy trị. Ủy quyền theo lệnh, cũng như ủy quyền theo chế độ ủy trị là
những khái niệm nghe rất lạ tai. Có lẽ, nguyên nhân chính là do những khái
niệm này chưa được nhắc tới nhiều trong khoa học chính trị ở nước ta. Tuy
nhiên, nếu thuật ngữ “sức khỏe sinh sản” được chấp nhận, hai thuật ngữ nói
trên hoàn toàn có cơ hội để được “nhập quốc tịch” vào một ngày nào đó.
Ủy quyền theo lệnh nghĩa là việc cử tri bầu ra đại diện của mình và đại diện
đó chỉ được làm theo lệnh của cử tri (Các nước xã hội chủ nghĩa trước đây
thường áp dụng loại ủy quyền này). Ủy quyền theo chế độ ủy trị là việc cử
tri bầu ra đại diện của mình và đại diện đó được toàn quyền quyết định mọi
công việc theo cách mà đại diện đó cho là tốt nhất. Luật bầu cử ở ta chưa
quy định tương đối rõ về loại ủy quyền mà các vị đại biểu Quốc hội của
chúng ta có được qua bầu cử. Tuy nhiên, không làm rõ điều này, thì việc
bảo đảm trách nhiệm chính trị là điều không dễ.
Nhiều quan chức cao cấp của nhà nước không phải do cử tri trực tiếp bầu
ra, vì vậy chế tài về trách nhiệm chính trị được thực hiện thông qua hoạt
động của cơ quan đại diện cho cử tri. Ở nước ta, cơ quan này là Quốc hội (ở
địa phương là Hội đồng Nhân dân các cấp).
Hoạt động giám sát của Quốc hội mà quan trọng nhất là chất vấn, nghe báo
cáo và bỏ phiếu tín nhiệm chính là công cụ để bảo đảm trách nhiệm chính
trị. Và trách nhiệm chính trị mới là mối quan tâm của Quốc hội, không phải