bằng chứng hắn ăn trộm táo không? Nói hắn ta ăn trộm táo chỉ là một mối
nghi ngờ, không phải là một chứng cớ hẳn hoi. Đành rằng bị cáo đã dùng
một phương pháp tự bào chữa tồi, điều này trạng sư biện hộ cũng phải thật
thà công nhận như thế. Đó là cách khăng khăng chối cãi tất cả, nhất định
mình không ăn trộm, mình không là tù khổ sai. Luật sư có khuyên lão ta nên
thú nhận mình là tù khổ sai đi thì có thể có lợi hơn và chắc chắn là sẽ được
tòa án thương tình và rộng lượng; nhưng bị cáo nhất định chối, nghĩ rằng có
thể tránh được tất cả nếu không thú nhận gì hết. Thật là sai lầm. Nhưng phải
chăng cũng nên lưu ý đến việc lão ta ít thông minh? Lão ta rõ ràng là ngu
đần. Bao nhiêu năm đầy đọa trong tù, bao nhiêu khổ sở ngoài tù đã làm cho
lão ta mụ người đi… Lão ta tự bào chữa một cách vụng về, có phải đó là lẽ
để kết tội lão ta không? Còn vụ thằng Gervais thì trạng sư chẳng phải bàn cãi
đến vì chẳng dính líu gì đến đây cả. Luật sư kết luận xin tòa hễ nhận đích
hắn là Jean Valjean thì chỉ phạt vi cảnh đối với kẻ vi phạm án quản thúc chứ
đừng khép vào tội ghê gớm của người tù khổ sai tái phạm.
Công tố viên đáp lại lời biện hộ, lời lẽ kịch liệt mà vẫn văn hoa. Các ông
Công Tố bao giờ mà chả thế! Ông tỏ lời khen ngợi đức tính “trung thực” của
luật sư và khai thác tính “trung thực” ấy một cách tài tình. Chỗ nào mà luật
sư chịu nhượng bộ là ông ta nhằm vào đấy để đánh vào bị cáo. Luật sư có vẻ
công nhận bị cáo là Jean Valjean. Công tố viên ghìm lấy điều ấy, cho là một
việc quả nhiên: Người ấy đích là Jean Valjean. Điểm này như thế coi là đã
xác định và được dùng làm căn cứ buộc tôi, không còn chối cãi lôi thôi gì
nữa. Đến đây, ông đi ngược lên nguồn gốc và nguyên nhân của việc phạm
tội và lên giọng hùng hổ kết án trường phái lãng mạn là vô luân lý. Trường
phái này hồi ấy mới ra đời và được các nhà phê bình của hai tờ “Lá Cờ” và
“Nhật Báo” mệnh danh là “Trường Phái Quỷ Sứ”. Ông đổ cho ảnh hưởng
của thứ văn chương xấu xa ấy - không hẳn là đổ bứa - cái tội đã gây ra vụ
trộm của tên Champmathieu hay nói đúng hơn, của Jean Valjean. Xong tràng
khái luận ấy, ông mới nói đến Jean Valjean thật sự. Jean Valjean là người thế
nào? Ông mô tả Jean Valjean. Hắn là một con quỷ sứ mà địa ngục đã khạc
ra… Cách mô tả này có mẫu mực trong cách kể của Théramène.
của Théramène thì chẳng ích gì cho vở bi kịch, nhưng lại thường xuyên rất
được việc cho các nhà hùng biện của tòa án.