NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ - Trang 1149

độc trà trộn vào loại thực vật phát triển lành mạnh, là cây ngón trong rừng

hoang vu. Trong khi mà tên đao phủ thiêu trên thềm lớn của Tòa Án Tối Cao

những cuốn sách giải phóng thế kỷ, nhiều nhà văn này bị lãng quên đã cho

xuất bản, với đặc ân của nhà vua, không biết bao nhiêu là áng văn, phá hoại

tổ chức một cách lạ lùng và được những người khốn khổ khao khát đọc. Vài

cuốn trong những xuất bản phẩm đó - điều lạ lùng - được một vương tước đỡ

đầu ngày nay còn tìm thấy trong “thư viện bí mật". Những sự kiện này có ý

nghĩa sâu sắc, nhưng không ai biết, vì không hiện lên ở bề mặt. Đôi khi,

chính cái mập mờ của sự kiện tạo nên nguy hiểm. Nó mập mờ bởi vì nó

ngầm dưới đất. Trong tất cả những nhà văn đó, người có lẽ đã khơi sâu trong

quần chúng cái hành lang nguy hiểm nhất ấy, là Restif De La Bretonne.

Cái việc họ làm, diễn ra trên toàn Châu Âu, đã gây tai hại ở Đức hơn ở

đâu khác. Ở Đức, trong một thời kỳ nào đó, nó được Schiller diễn tả gọn

trong vở kịch “Kẻ Cướp”. Trộm cắp, cướp bóc đã đứng dậy, chống đối lại tư

hữu và lao động, vì đã tiêm nhiễm một số những tư tưởng sơ đẳng, sai lầm,

có vẻ đúng nhưng thực chất thì vô lý. Trộm cướp đã quấn vào mình những tư

tưởng đó, chúng như ăn ngập vào bên trong, chúng mang một tên gọi trừu

tượng, chuyển thành lý thuyết, rồi bằng cách đó lưu truyền trong đám quần

chúng lao động khổ đau và lương thiện, ngay những nhà hóa học dại dột đã

chế ra thứ thuốc hỗn tạp đó không biết là nó đã lan sâu rộng như vậy, lại

ngay đám đông dùng thuốc đó cũng không biết nốt. Một sự kiện nào loại đó

xảy ra cũng đều nghiêm trọng. Đau khổ gây nên phẫn nộ và khi các tầng lớp

thịnh vượng bị mù quáng hoặc ngủ gà - đằng nào cũng là nhắm mắt - thì sự

hằn thù của các tầng lớp khốn khổ lại nhen lửa nhờ ở một đầu óc yếm thế và

không thăng bằng đang mơ mộng ở một xó nào và đâm ra nhận xét xã hội.

Mà khi hằn thù nhận xét thì quả là ghê gớm!

Nếu thời đại lại gặp vận hạn thì từ tình hình nói trên sẽ nảy sinh những

biến động ngày xưa gọi là loạn cùng dân. Bên cạnh loạn cùng dân, các biến

động đơn thuần chính trị chỉ là trò trẻ. Loạn cùng dân không còn là sự đấu

tranh của người bị áp bức chống người áp bức. Nó là sự nổi dậy của quẫn

bách chống sung túc yên vui. Lúc đó tất cả sẽ sụp đổ. Những nổi dậy của dân

cùng là những trận địa chấn dân tộc.

Cuối thế kỷ 18, cái nguy cơ này hình như đến rất gần, nhưng cuộc Cách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.