XII
HỖN ĐỘN BẢO VỆ CHO TRẬT TỰ
Bossuet nói thầm vào tai Combeferre:
— Hắn không trả lời tôi.
— Đó là một con người làm việc thiện bằng súng. - Combeferre đáp.
Ai còn giữ kỷ niệm về cái thời đã xa xôi ấy đều biết bọn quốc dân quân
ngoại ô đã đánh lại các cuộc bạo khởi một cách can đảm. Nó đặc biệt hăng
máu và gan dạ trong những ngày tháng sáu 1832. Bạo khởi đã khiến cho
“doanh nghiệp” của hắn ta đóng cửa, thì cái lão chủ quán hiền lành ở bất cứ
phố Pantin, phố Vertus hay phố Cunette, đã trở thành dữ như hùm khi thấy
phòng nhảy của mình trống không và quyết tử chiến đấu để bảo vệ cho trật
tự xã hội, tượng trưng ở cái quán rượu. Ở cái thời vừa tầm thường vừa oanh
liệt đó, đối diện với những hiệp sĩ của tư tưởng là những tráng sĩ của quyền
lợi. Động cơ tuy tầm thường nhưng hành động vẫn là dũng cảm. Chồng bạc
bớt chiều cao làm cho các chủ ngân hàng hát khúc Marseillaise. Người ta đổ
máu một cách tình tứ cho cái quầy đếm bạc, và người ta bảo vệ với một hào
khí cổ đại cái Tổ Quốc thu nhỏ ở cái hiệu buôn kia.
Phải nói rằng suy cho cùng thì tất cả những cái ấy đều có lý do nghiêm
túc. Đó là sự xung đột của các nhân tố xã hội trong khi chờ đạt thế cân bằng.
Một dấu hiệu khác của thời đại là tình trạng vô Chính Phủ trong phái Chính
Phủ (“phái Chính Phủ” là cái tên dã man của đảng nghiêm chỉnh). Người ta
ủng hộ trật tự một cách vô kỷ luật. Theo lệnh của một đại tá quốc dân quân
nào đó, trống tập đánh liên hồi, tùy sở thích, đại úy này xông vào vòng lửa
đạn tùy hứng, quốc dân quân nọ chiến đấu vì lý tưởng và vì quyền lợi của
riêng mình. Trong những giờ phút khủng hoảng, trong những “ngày dân
biến", người ta tuần theo bản năng hơn là mệnh lệnh của cấp chỉ huy. Trong
đạo quân bảo vệ trật tự, có những dân quân du kích thực sự, du kích bằng
lưỡi gươm như Fannicot, hoặc du kích bằng ngòi bút như Henri Fonfrède.
Văn minh - hại thay văn minh vào thời ấy là một kết hợp những quyền lợi
chứ không phải là một kết hợp những nguyên lý - văn minh đang lâm nguy
hay tưởng là lâm nguy. Nó kêu báo động; ai cũng trở thành một trung tâm và