truyện đã phản ảnh niềm tin của tác giả vào khả năng tự quyết của cá nhân
đối với các thói đời. Cuốn truyện đã mô tả bản chất của xã hội và bản chất
của con người. Victor Hugo cho rằng các điều kiện xã hội phải thay đổi để
cho các trẻ em được nuôi dưỡng đầy đủ, đàn ông có công việc làm ăn, đàn bà
được che chở, nền giáo dục nên dành cho mọi người, cơ hội phải công bằng
và giữa con người với nhau phải có tình huynh đệ. Cuốn tiểu thuyết «Những
Người Khốn Khổ» đã đặt ra nhiều vấn đề liên quan tới chính trị, xã hội, văn
chương, lý tưởng nhân đạo và hướng thiện. Ngoài ra, nhiều tác phẩm của
Victor Hugo còn được coi là xuất sắc vì cách canh tân về ngôn ngữ và hình
thức văn chương, vì cách vận dụng chủ đề theo trừu tượng. Đại Văn Hào
Victor Hugo xứng đáng được kể là nhà văn đại diện lớn nhất cho Tinh Thần
của nước Pháp và Châu Âu vào Thế Kỷ 19.
Các tác phẩm của ông rất đa dạng như: Tiểu thuyết, thơ, kịch, các bài
diễn văn chính trị,... Tiêu biểu cho các tác phẩm của ông là hai tác phẩm
mang đậm tính nhân bản: «Những Người Khốn Khổ» (Les Misérables) và
Nhà Thờ Đức Bà Paris (Notre Dame De Paris).
• Tác phẩm
— Kịch: Cromwell (1827), Hernani (1830), Marion Delorme (1831), Le
Roi s'amuse (1832), Lucrèce Borgia (1833), Marie Tudor (1833), Angelo,
tyran de Padoue (1835), Ruy Blas (1838), Les Burgraves (1843),
Torquemada (1882), Théâtre en liberté (1886).
— Tiểu thuyết
Bug-Jargal (1820), Han d'Islande (1823), Le Dernier Jour d'un condamné
(1829), Nhà Thờ Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris, 1831), Claude Gueux
(1834), Những Người Khốn Khổ (Les Misérables) (1862), Les Travailleurs
de la mer (1866), Người Cười (L'Homme qui rit, 1869), Chín Mươi Ba
(Quatre-vingt-treize, 1874).
— Thơ
Odes et poésies diverses (1822), Nouvelles Odes (1824), Odes et Ballades
(1826), Les Orientales (1829), Les Feuilles d’automne (1831), Les Chants du
crépuscule (1835), Les Voix intérieures (1837), Les Rayons et les ombres
(1840), Les Châtiments (1853), Les Contemplations (1856), Première série
de la Légende des Siècles (1859), Les Chansons des rues et des bois (1865),