NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ - Trang 17

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Victor Hugo là nhà văn lãng mạn lớn nhất của nước Pháp, thế kỷ XIX.

Cuộc đời chiến đấu không ngừng của ông, những tác phẩm văn chương của

ông phản ánh trung thành những biến cố lịch sử lớn lao, những cuộc Cách

Mạng của nhân dân Pháp suốt thế kỷ XIX. Tác phẩm của ông tiêu biểu cho ý

chí tự do, lòng tha thiết yêu hòa bình, lòng tin tưởng cao cả vào con người

lao động. Bởi vậy, ngày nay ở mọi nước, người ta đều công nhận Victor

Hugo là một nhà văn tiến bộ không những của nước Pháp mà còn là của toàn

thể nhân loại.

Năm 1952, nhân dân khắp thế giới đã tổ chức long trọng lễ kỷ niệm ngày

sinh nhật lần thứ 150 của Hugo tại Vienne, thủ đô nước Áo. Tác phẩm của

ông đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới.

Victor Marie Hugo sinh ngày 26 tháng 2 năm 1802 ở Besançon, một tỉnh

nhỏ ở miền Đông nước Pháp. Bố ông là một sĩ quan cao cấp thời kỳ

Napoléon Đệ Nhất. Mẹ ông thuộc một gia đình theo Chủ Nghĩa Quân Chủ

và ngoan đạo. Lúc còn nhỏ, Hugo sống với mẹ, chịu ảnh hưởng tư tưởng của

mẹ. Nhưng từ thời thơ ấu, ông đã ở Paris “quê hương” của ông, quê hương

của Cách Mạng Pháp, nên ông sớm hấp thụ những tư tưởng Cách Mạng, tinh

thần dân chủ. Những năm còn nhỏ tuổi, Hugo theo bố mẹ sang Ý rồi sang

Tây Ban Nha. Cảnh vật chói lọi ở những nước này sẽ để lại trong thơ văn

của ông những hình ảnh tươi sáng, những kỷ niệm sâu sắc. Từ năm lên

mười, Hugo ở hẳn Paris, học tại trường trung học Louis Le Grand. Năm

mười bốn tuổi, Hugo bắt đầu làm nhiều thơ, năm mười lăm tuối được giải

thưởng thơ của Viện Hàn Lâm Pháp. Năm mười bảy tuổi, ông bỏ học để

chuyên sáng tác.

Những tác phẩm đầu tiên của ông gợi lại thời kỳ Trung Cổ phong kiến,

biểu hiện tư tưởng Quân Chủ rõ nét, những đồng thời cũng đã có mầm mống

của tư tưởng nhân đạo, chống đối lại chế độ nô lệ lúc bấy giờ.

Từ 1820 đến 1830, Hugo liên lạc với nhóm nhà văn lãng mạn và trở nên

lãnh tụ của nhóm này. Ông mang hết thiên tài lỗi lạc và trái tim nồng nhiệt

đấu tranh cho một nền văn học mới, tự do, chống đối lại thứ nghệ thuật gò

bó, giả tạo của Chủ Nghĩa Cổ Điển lúc ấy đã lỗi thời. Năm 1827, ông viết vở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.