gì ra vẻ quan trọng, nó thường kể nào là Voltaire, là Raynal, là Pamy và có
cái lạ là cả Thánh Augustin nữa. Nó tự xưng có “một học thuyết”. Học
thuyết của quân kẻ cắp. Đúng là một nhà “đạo tặc đạo”,
nghĩa riêng. Ta còn nhớ nó khoe nó đã từng đi lính; nó kể lể không dè sẻn là
ở trận Waterloo, nó đóng lon đội trong đạo khinh kỵ thứ 6 hay thứ 9 gì đó,
một mình nó đương đầu với một tiểu đoàn kỵ binh quyết tử và đã lấy thân
che kín và cứu sống “một vị tướng bị trọng thương” giữa mưa đạn. Do câu
chuyện ấy mới có cái biển lòe loẹt treo trên tường và trong làng ai cũng gọi
quán ăn của nó là “Quán Đội Trưởng Waterloo”. Nó tự nhận thuộc phái tự
do, cổ điển và đế chính. Dân làng đồn rằng nó đã từng đi học để làm cố đạo.
Chúng tôi thì nghĩ rằng nó chỉ học cái nghề bán hàng cơm ở Hà Lan. Có
lẽ đúng là loại tứ chiếng ấy: Ở xứ Flandre thì nó là người Flandre của thành
phố Lille, ở Paris thì là người Pháp, ở Bruxelles thì là người Bỉ, hai chân ở
hai biên giới, khai vào chỗ nào cũng tiện. Nó dũng cảm ở Waterloo như thế
nào thì ta đã biết rồi. Đấy, nó phóng đại ra một chút như thế. Đời nó khúc
khuỷu, phiêu lưu, lúc lên voi lúc xuống chó; lương tâm đã rách nát thì cuộc
đời cũng chắp vá thôi; hình như trong cái thời gian bão táp ngày 18 tháng 6
năm 1815, Thénardier thuộc các loại những kẻ vừa làm nghề bán cantine vừa
ăn cắp trong quân đội, như đã nói ở trên; chúng đi đến đâu là sục sạo đến
đấy, bán hàng cho người này, đánh cắp của kẻ kia, cả bầu đoàn thê tử trên
một chiếc xe lăn khấp khểnh theo các cuộc hành quân, dựa vào bản năng để
bao giờ cũng theo bên thắng. Sau chuyến đó, sẵn có ít vốn
quán hàng ăn ở Montfermeil.
Cái vốn ấy là những túi tiền, đồng hồ, nhẫn vàng, huy chương bạc gặt
được trong vụ mùa trên những luống cày gieo bằng xác chết; cái vốn ấy
chẳng to gì nên tên bán hàng trong quân đội ấy lúc trở về mở cái quán tồi tàn
này, chứ cũng chẳng làm nên trò trống gì hơn. Cử chỉ Thénardier mang một
nếp cứng rắn riêng. Nếp cứng rắn ấy cộng với thói quen nguyền rủa là nếp
của trại lính, cộng với dấu chữ thập, là nếp của nhà tu. Nó ăn nói hoạt bát.
Nó để cho người ta đồn rằng nó học thông. Tuy vậy thầy giáo làng vẫn thấy
nó “hớ” luôn. Nó kê hóa đơn cho khách hàng một cách rất thạo. Nhưng
người tinh ý nom vào thì thấy có lỗi chính tả. Thénardier là đứa thâm hiểm,
háu ăn, la cà, lanh lợi. Nó chẳng từ con sen con ở, nên mụ vợ không mượn