NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ - Trang 47

đến nhà ông. Chốc chốc ông dừng chân, hỏi chuyện các em bé, mỉm cười với

các bà mẹ. Trong túi hễ còn tiền thì ông đến thăm kẻ khó; không còn đồng

nào thì ông đến thăm các nhà giàu. Mấy cái áo thụng ông giữ dùng rất lâu

nhưng lại không muốn người ngoài trông thấy điều đó, nên ra phố ông không

bao giờ mặc gì khác ngoài cái áo lụa lót bông màu tím. Cái đó cũng có chút

bất tiện cho ông lúc mùa hè.

Buổi tối, tám giờ rưỡi thì ông ăn cơm tối với bà em, bà Magloire đứng

đằng sau phục vụ cho cả hai. Bữa ăn cực kỳ thanh đạm. Tuy vậy, nếu ông

Giám Mục giữ một cha xứ lại dùng cơm tối thì bà Magloire nhân cơ hội đó

dọn cho Đức Cha một món cá sông tuyệt vời hay một món thịt rừng đặc biệt.

Bất kỳ cha xứ nào cũng là một cớ ăn tươm; ông Giám Mục biết nhưng để

mặc. Những ngoại lệ ấy trừ ra, bữa cơm thường chỉ có rau củ và canh nấu

với tí mỡ. Do đó hàng phố người ta bảo: “Khi ông Giám Mục không ăn cơm

cha xứ, thì ông ăn cơm người khổ tu". Ăn tối xong, ông chuyện trò với cô

Baptistine và bà Magloire độ nửa tiếng, xong ông về buồng mình và lại viết,

khi thì trên giấy rời khi thì ở rìa một trang sách nào đó. Ông là người hay

chữ và ít nhiều thông thái. Ông còn để lại năm sáu bản thảo khá lạ, trong đó

có một thiên biện luận về đoạn Sáng Thế: Ban sơ tinh thần Chúa bồng bềnh

trên mặt nước. Ông đối chiếu với ba bản khác: Bản tiếng Ả Rập thì viết: Bốn

phương gió Chúa thổi; bản Flavius Josèphe thì chép: Một ngọn gió từ Chúa

đến, thổi qua mặt nước. Trong một thiên biện luận khác, ông nhận xét về các

công trình thần học của Hugo, Giám Mục ở Ptolémaïs, ông chú cố của kẻ

viết sách này và ông chứng minh nhiều tiểu phẩm khác nhau xuất bản thế kỷ

trước, dưới bút danh Barleycourt, là của vị Giám Mục này viết.

Có khi đang đọc sách, bất cứ là sách gì, bỗng dưng ông trầm tư rồi tỉnh lại

để ghi vài dòng ngay vào trang sách đó. Những dòng này thường chẳng liên

quan gì đến cuốn sách. Trước mắt chúng tôi có một đoạn ghi chép ở rìa cuốn

sách nhan đề: “Thư tín của ngài Giecmanh trao đổi với các tướng Clinton,

Cornwallis và các đô đốc của trạm Châu Mỹ". “Ở Versailles, hỏi ông

Poinçot, hàng sách và ở Paris, hỏi ông Pissot, hàng sách, bến Augustins".

Đoạn ghi chép đó như sau:

«“Ôi Đấng đang tồn tại:

Người của nhà thờ gọi Người là quyền lực vô thượng, người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.