mắt nhìn dãy nhà bên phố. Ông nói:
— Bác Madeleine ạ, bác tinh mắt, bác chỉ cho tôi nhà số 87.
— Đây, vừa đúng nhà này.
— Phố chẳng có ai. Bác đưa tôi cái cuốc; đợi tôi vài phút nhé!
Fauchelevent vào căn nhà số 87, đi thẳng lên gác, ông cứ đi thẳng lên tận
gác trên cùng; bản năng bao giờ cũng chỉ cho người nghèo lên thẳng gác xép
mái nhà. Trong bóng tối mò mò, ông gõ vào cánh cửa một căn gác hẹp. Có
tiếng trả lời:
— Cứ vào.
Tiếng ấy là tiếng Gribier. Fauchelevent đẩy cánh cửa. Cái gian gác xép
này cũng giống như tất cả những gian buồng tồi tàn khác, không có lấy một
đồ đạc nào mà vẫn bề bộn. Một cái hòm đóng hàng, hay là một cái áo quan,
dùng làm tủ; một cái hũ đựng bơ dùng để chứa nước; một cái ổ rơm làm
giường; sàn gạch dùng thay bàn ghế. Trong một góc buồng, có một người
đàn bà gầy gò và trẻ con nhung nhúc một đống, ngồi yên trên một manh tải
rách, nguyên là mảnh thảm cũ. Tất cả căn buồng tồi tàn ấy còn giữ dấu vết
một cuộc xáo trộn bữa bãi. Tưởng như riêng nơi đây vừa trải qua một cơn
động đất. Nắp với vung bừa bãi; giẻ rách vứt tứ tung; bình xách nước thì vỡ,
người đàn bà vừa mới khóc, trẻ hình như mới phải một trận đòn. Đấy là
những dấu vết của một vụ soát xét kịch liệt, gắt gao. gắt gao. Rõ ràng là anh
chàng đào huyệt đã ra công sức tìm cái thẻ và đổ tội cho tất cả, từ cái bình
nước đến người vợ. Hắn có vẻ tuyệt vọng rồi.
Nhưng Fauchelevent còn mải nghĩ đến kết quả tốt đẹp của công việc, nên
chẳng để ý gì đến cái mặt không vui này của nó.
Ông bước vào và nói:
— Tôi mang trả bác cái cuốc với cái xẻng.
Gribier sững sờ nhìn lão.
— Lão đấy à?
— Sáng mai, bác đến ông gác ở nghĩa trang mà nhận thẻ.
Rồi ông đặt xẻng cuốc xuống sàn.
Gribier hỏi:
— Thế là thế nào?
— Nghĩa là bác đánh rơi thẻ, lúc bác về tôi nhặt được ở dưới đất; tôi đã