Han d'Islande (Đại Hãn Của Ireland), mô tả sự man rợ của một bộ lạc chặt
đầu người bằng búa đá và uống máu kẻ địch. Cuốn truyện này được dịch
sang tiếng Anh vào năm 1825 và được nhà báo Charles Nodier cho là có giá
trị nên ông này đã mời Victor Hugo tham gia vào nhóm các nhà viết văn
thuộc trường phái Lãng Mạn (Romanticism). Nhóm văn hữu này mang danh
hiệu là Cénacle và cũng do mối liên lạc này mà Victor Hugo quen biết Saint
Beuve, một nhà phê bình văn chương Pháp độc đáo của thế kỷ 19. Nhóm văn
hữu Cénacle họp mặt thường xuyên tại thư viện Arsenal, họ đã đề cao tự do
là các nguyên tắc của nghệ thuật và đời sống. Vào thời kỳ này, Victor Hugo
đã phổ biến một loại báo văn học có khuynh hướng ôn hòa với tên là Muse
Francaise (Thi Thần Nước Pháp, 1823-1824). Năm 1824, Victor Hugo cho
xuất bản tập thơ ngắn Nouvelles Odes (Các bài thơ ngắn mới) rồi 2 năm sau,
xuất hiện cuốn tiểu thuyết Bug Jargal (bản dịch tiếng Anh là The Slave King
- Nhà Vua Nô Lệ). Tập thơ Odes Et Ballades (Thơ ngắn và thơ ba tiết ba lát)
là một ấn bản năm 1826, bao gồm nhiều bài thơ Victor Hugo đã làm ra trước
kia và các bài thơ sau này mang tính lãng mạn, sau đó là tập thơ Les
Orientales (Đông Phương, 1829) gợi lên các phong vị lãng mạn và màu sắc
của Phương Đông. Bằng các tập thơ ngắn này và qua cách dùng các nhịp
thơ, các hình ảnh rực rỡ, Victor Hugo dần dần trở nên một nhà thơ lãng mạn.
Thiên tài của Victor Hugo đã thể hiện qua trường phái Lãng Mạn như là
một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch qua kịch bản "Cromwell" xuất bản năm
1827. Kịch bản này nổi tiếng vì lời tựa dài, soạn công phu, qua đó Victor
Hugo đã đề cập tới chủ thuyết của trường phái Lãng Mạn (A Doctrine Of
Romanticism) trong một kỳ thi thơ phú toàn quốc. Victor Hugo cho rằng các
tương phản của đời người, thiện hay ác, đẹp hay xấu, vui hay buồn, phải
được tự do thể hiện trong các cách diễn tả và bài tựa của vở kịch "Cromwell"
của ông đã phá vỡ các luật lệ cổ điển chi phối cách viết kịch từ các thời kỳ
trước. Victor Hugo đã cổ vũ cho việc chấp nhận Shakespeare là một nhà
soạn kịch kiểu mẫu, ông ủng hộ lập trường tự do trong ba nguyên tắc viết
kịch về thời gian, nơi chốn và hành động, và chủ trương rằng trong vở kịch
phải có cả các sự việc bi hài, có cả sự tầm thường lẫn sự cao cả và như vậy,
trường phái Lãng Mạn đã lấn sang điạ hạt sân khấu.
• Giai đoạn thành công (1830-1852)