NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ - Trang 9

khác. Qua tác phẩm này, Victor Hugo đã mô tả cuộc sống bi hài của anh gù

kéo chuông cũng như vẻ rực rỡ của ngôi giáo đường và thành phố Paris thời

trước. Victor Hugo cũng xác định rằng một tác phẩm văn học phải là một

công trình của trí tưởng tượng, của các biến đổi và những điều dị thường.

Tác phẩm văn chương "Nhà Thờ Đức Bà Paris" đã xác nhận Victor Hugo là

nhà văn hàng đầu của nước Pháp.

Trong thời gian cuốn truyện "Nhà Thờ Đức Bà Paris" đang được viết,

Vua Louis Philippe đã trở thành vị vua của thể chế Quân Chủ Lập Hiến sau

cuộc Cách Mạng Tháng 7 (The July Revolution). Nhân dịp này, Victor Hugo

đã làm một tập thơ đề cao sự kiện kể trên với tên là "Dicté après Juillet

1830" (Lời thơ sau Cuộc Cách Mạng Tháng 7- 1830) và đây là tập thơ đi

trước của loại thơ mang tính chất chính trị của ông.

Cũng vào thời đại Quân Chủ Tháng 7 này, Victor Hugo còn cho xuất hiện

tập thơ "Lá Thu" (Le Feuilles D'automne, 1831) với các cảm hứng cá nhân

và thân thương, "Các Bài Ca Hoàng Hôn" (Les Chants du Crépuscule, 1835)

mang tính chính trị, "Các Lời Nội Tâm" (Les Voix intérieures, 1837) chứa

đựng các ý tưởng cá nhân và triết học, "Tia Sáng Và Bóng Tối" (Les Rayons

et les Ombres, 1840) qua đó tác giả dùng tới nhiều chi tiết, màu sắc và hình

ảnh. Victor Hugo không chỉ biểu lộ các cảm tưởng cá nhân, các câu thơ của

ông còn là tiếng nói đề cập tới các vấn đề Chính Trị và Trết Học, mang

nhiều băn khoăn của thời đại. Các bài thơ của Victor Hugo gợi lên nỗi nghèo

khó của người công nhân cùng các vấn đề của thế kỷ. Victor Hugo cũng

dùng thơ phú để ca ngợi sự rực rỡ của Napoléon và hô hào trở lại các lý

tưởng Cộng Hòa. Ông đã nói ra bằng các lời lẽ hùng hồn, làm xao động tâm

hồn của mọi người.

Khả năng sáng tạo của Victor Hugo rất lớn lao và đã thể hiện qua các vở

kịch. Có hai động lực thúc đẩy ông viết kịch: Ông cần một diễn đàn để trình

bày các tư tưởng chính trị và xã hội, và lý do nữa là vì cô Juliette Drouet,

một diễn viên trẻ đẹp, mà ông đã quen từ năm 1833. Juliette thực ra không

có tài năng diễn xuất nên không lâu đã từ bỏ sân khấu và trở thành người

tình trung thành và kín miệng, một thư ký và một người bạn du lịch với nhà

văn, cho tới năm 1883 khi cô ta qua đời.

Vở kịch đầu tiên của Victor Hugo là một kịch thơ có tên là "Le Roi s'

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.