amuse" (Nhà Vua Tiêu Khiển - 1832) mô tả các tình yêu nông nổi của Vua
Francis I vào thời kỳ Phục Hưng Pháp. Cũng giống như cuốn truyện "Nhà
Thờ Đức Bà Paris", kịch thơ kể trên đã chỉ trích các bất công chính trị và xã
hội tại nước Pháp. Đầu tiên vở kịch "Nhà Vua Tiêu Khiển" đã bị chính
quyền cấm đoán nhưng về sau được phép trình diễn và lại được nhà soạn
nhạc Giuseppe Verdi dùng làm lời cho nhạc kịch Rigoletto. Bốn vở kịch thơ
kế tiếp của Victor Hugo là "Lucrèce Borgia" và “Marie Tudor" (1833),
"Angelo, Bạo Chúa Của Thành Padoue" (Angelo, tyran de Padoue,1835),
"Ruy Blas" (1837) và "Les Burgraves" (1843, được dịch qua tiếng Anh là
The Governors - Các Thống Đốc) và vở kịch sau cùng này đã không thành
công.
Tháng 9 năm 1843, người con gái của Victor Hugo tên là Léopoldine mới
kết hôn, đã bị chết đuối cùng người chồng trong một tai nạn, sự việc này đã
khiến cho Victor Hugo rất đau buồn. Ông đã ngưng sáng tác trong vài năm,
một phần cũng vì các xáo trộn chính trị và xã hội của thời cuộc. Xã hội của
nước Pháp vào giai đoạn này gặp nhiều bất ổn chính trị và thay đổi. Các nhà
văn lãng mạn thấy rằng nhiệm vụ của họ không phải là chỉ viết ra các tác
phẩm ca ngợi vẻ đẹp, điều hay, mà tài năng của họ còn phải được dùng vào
việc nói lên các điều bất công trong xã hội và việc giúp đỡ các người nghèo,
các người bị áp bức. Nhận định này đã chấm dứt thời kỳ văn chương lãng
mạn và bắt đầu thời kỳ hiện thực và tự nhiên (Realistic Naturalistic period).
Trong khi chính trị và xã hội của nước Pháp thay đổi, thì lập trường chính
trị của Victor Hugo cũng biến đổi theo thời gian. Từ khuynh hướng Bảo
Hoàng của người mẹ, Victor Hugo dần dần mở rộng quan điểm chính trị, dàn
hòa với người cha vào năm 1822 để rồi trở nên một người Cộng Hòa ôn hòa.
Sau cuộc Cách Mạng năm 1848, Victor Hugo được bầu làm đại biểu của
thành phố Paris vào Hội Nghị Lập Hiến rồi về sau là Hội Nghị Lập Pháp.
Ông đã ủng hộ ông hoàng Louis Napoléon lúc đầu, nhưng vào tháng 2 năm
1851 đã xẩy ra một cuộc đảo chính và Louis Napoléon đã hủy bỏ chế độ
Cộng Hòa, thành lập Đế Chế Thứ Hai (the Second Empire) và trở nên Vua
Napoléon III. Do thất bại trong cuộc tập hợp các công nhân của thành phố
Paris biểu tình chống lại nhà vua mới, Victor Hugo phải cải trang thành một
công nhân và trốn qua đất Bỉ.