định rời Tennessee để quay trở lại Chicago. Nhưng rủi ro vấn bám theo bà
không chịu buông tha. Bà đổ biết bao mồ hôi và công sức gây dựng được
cả một tiệm may để rồi trận hỏa hoạn năm 1871 dã thiêu trụi tất cả. Sau sự
kiện đó, một sự thay đổi lớn đã đến với cuộc đời bà.
Thời kỳ ấy nước Mỹ đang trải qua một cuộc chuyển đổi từ nền kinh tế nông
nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. Tại các thành phố lớn nơi công
nghiệp hóa diễn ra như vũ bão các nhà máy cũ nhanh chóng mở rộng quy
mô trong khi các nhà máy mới đua nhau mọc lên. Những nông dân, những
người nhập cư và những người dân thành thị nghèo không có nhiều sự lựa
chọn, đành phải chấp nhận những công việc nặng nhọc vất vả, nguy hiểm
nhất trong những hầm mỏ, những xưởng luyện thép, những nhà máy
sợi,v.v… Họ làm việc quần quật mười hai tiếng một ngày, với mức lương
rẻ mạt chỉ vừa đủ giúp họ khỏi chết đói. Tệ hơn, trẻ em cũng bị cuốn vào
vòng xoáy của cơn lốc công nghiệp hóa. Chỉ cần nhìn những cỗ máy trong
các công xưởng được hạ thấp để vừa tầm với của những lao động còn thò
lò mũi cũng có thể hiểu được trong suy nghĩ của các ông chủ, không có
khái niệm về quyền được học hành, được vui chơi của trẻ em.