nảy cả mình! Đó là “Đường Yêu tinh”. Từ đó trở đi tôi tin rằng tiên và yêu
tinh là có thật... nhưng khi đó tôi còn nhỏ.
- Thì sao chứ? – Khayr vặn lại. Anh nghĩ rằng những người đặt tên cho
con đường đó cũng là trẻ con sao? Từ đâu họ nảy ra trong đầu cái tên ấy?
Không có lửa thì sao có thể có khói.
- Ừ nhỉ, – tôi thừa nhận.
Tôi trầm ngâm. Ngày bé tôi tin những điều đó thật tình, nhưng cái logic
của người lớn đã buộc tôi xếp câu chuyện đó vào cùng ngăn với Ông già
Noel và Vua chuột. Trời đất, yêu tinh chứ giỡn à!
- Và câu chuyện này thì liên quan gì đến cái tủ của tôi? – Tôi nói tiếp khi
nhận ra chúng tôi đã lạc đề ít nhiều.
- Thế giới vô hình nhỏ bé đó có mức độ rung động riêng và một sự tồn
tại riêng. Chúng ta và họ không chia sẻ cùng nhau một mặt phẳng tồn tại...
Còn câu chuyện cái tủ của anh thì thế này nhé: nó quá phức tạp để anh có
thể tạo ra nó, vì anh không biết ba tuần sau mình ở đâu để nghĩ ra việc phải
làm cho cái tủ đến sớm hơn, và có qua nhiều chi tiết nhỏ cần khống chế nếu
anh thực sự muốn làm vậy. Điều anh đã thành công thường ngày như làm
cho xe buýt anh cần đến đúng lúc thì đơn giản hơn nhiều. Đúng như anh
nói đấy, để mọi việc xảy ra êm thấm như vừa tả, cần có một sự can thiệp từ
trên cao!
- Tôi hiểu ý ông, nhưng tôi chưa nhìn ra logic của nó.
- Cũng có thể vì ở đây chẳng có logic nào cả chăng?... Thôi được, anh
nghe này: một tạo tác là một chuỗi sự kiện chỉ liên quan đến anh thôi, hay
ít nhất, anh là điều trung tâm. Còn một sự đồng thời tương ứng thì khác,
như các dấu hiệu vũ trụ, đó là một loạt sự kiện phức tạp có liên quan đến
hàng tá người. Sự đồng thời tương ứng có quá nhiều ảnh hưởng đến nỗi anh
không thể dùng ý thức nhỏ bé của anh phân tích nổi. Khi anh tạo tác, anh
tạo tác với ý thức của mình. Vậy là, những chuyện quá phức tạp nằm ngoài
khả năng của ý thức kia không thể do anh tạo ra. Đồng ý không?
- Phần đó thì tôi đồng ý.