NHỮNG ÔNG TRÙM TÀI CHÍNH - Trang 127

hỏi rất nhiều lần. Vụ việc vẫn còn phủ một tấm màn bí ẩn, và
đến nhiều năm sau này, nó vẫn đeo bám danh tiếng của ông.
Người ta đồn đại rằng ông đã biển thủ những món tiền kếch sù
hoặc đã tư lợi cá nhân kha khá nhờ có đặc quyền tiếp cận những bí
mật quốc gia.

Sau thời gian phục vụ chiến tranh kéo dài chưa đến chín tháng,

Schacht trở về với nghiệp ngân hàng như xưa. Một lần nữa, tham
vọng thái quá đã làm hại ông. Tại Ngân hàng Dresdner, ông gây quá
nhiều sức ép để đòi được đề bạt vào ban quản trị, nhưng bị từ chối,
và không còn lựa chọn nào khác ngoài từ chức. Ông chuyển sang giữ
chức giám đốc của Nationalbank, một ngân hàng cấp hai khá có
tiếng tăm nhưng làm ăn buồn tẻ đặt tại Berlin.

Như bao người dân Đức khác, chiến tranh là khoảng thời gian

đen tối đối với gia đình Schacht. Ông mất hai người anh em - Oluf
chết vì bệnh tật, và William, đứa em út, hy sinh trong trận Somme.
Lương thực thực phẩm khan hiếm vô cùng - họ phải tự trồng rau và
kiếm một con dê về rồi học cách vắt sữa - và cuộc sống ngày
càng nhọc nhằn hơn.

MỘT CHUYẾN HƯỚNG ĐẠO

Đối với nước Mỹ cuộc chiến này thật chẳng khác nào một món

bở từ trên trời rơi xuống. Nhu cầu của châu Âu đối với các hàng
hoá và nguyên liệu Mỹ tăng vọt, mở đường cho một đợt tăng trưởng
bùng nổ. Mặc dù những đơn hàng nói trên được tài trợ một phần
nhờ món tiền ước chừng 2 tỷ đô-la mà chính phủ Anh và Pháp vay từ
chính nội bộ nước Mỹ mỗi năm, song hiệu ứng ròng vẫn là dòng vàng
ồ ạt chảy vào nước Mỹ, khiến kho vàng dự trữ của nước này tăng từ
mức chưa đến 2 tỷ đô-la lên tới 4 tỷ đô-la. Do phương thức vận hành
của chế độ bản vị vàng, dòng vàng chảy vào tạo ra sự mở rộng tín
dụng lớn bất thường và cung tiền của nước Mỹ tăng gấp hai lần.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.