đói cùng cực do giá cả tăng vọt, đồng tiền mất giá. Sau chiến
tranh, chỉ có nước Mỹ trỗi dậy với sức mạnh kinh tế ngày càng dồi
dào hơn.
Thời ấy các chính phủ đều tin rằng tốt hơn hết là giao các
vấn đề tài chính cho các thống đốc ngân hàng Trung ương giải
quyết; do vậy sứ mệnh khôi phục nền tài chính thế giới đã rơi vào
tay của bốn ngân hàng Trung ương thuộc bốn đất nước với tiềm
lực khả dĩ nhất: Anh, Pháp, Đức và Mỹ.
Cuốn sách này sẽ lần lại những nỗ lực của các thống đốc ngân
hàng Trung ương kể trên nhằm tái thiết hệ thống tài chính thế
giới sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó mô tả làm thế nào mà
chỉ trong một giai đoạn ngắn ngủi giữa thập kỷ 1920, cố gắng của
họ đã tỏ ra có kết quả: tiền tệ thế giới đã được bình ổn, dòng vốn
bắt đầu luân chuyển tự do khắp toàn cầu, và tăng trưởng kinh tế
hồi phục trở lại. Nhưng ẩn bên dưới cái vỏ ngoài thịnh vượng của các
thành phố giàu có, những vết rạn nứt bắt đầu xuất hiện trong
chế độ bản vị vàng, thứ được mọi người tin tưởng sẽ là chiếc ô che
chở cho trạng thái ổn định hóa ra chỉ là một manh áo bó chật ních.
Những chương cuối cùng của cuốn sách sẽ mô tả những nỗ lực
gắng gượng điên cuồng và vô ích sau chót của các thống đốc ngân
hàng Trung ương khi họ vật lộn để kéo nền kinh tế thế giới khỏi
trượt sâu vào vòng xoáy sụt giảm của cuộc Đại suy thoái.
Những năm 1920 là thời đại mà các thống đốc ngân hàng Trung
ươ
ng được đặt vào tay quyền lực khổng lồ và uy tín to lớn, rất
giống ngày nay. Đặc biệt là bốn nhân vật thống trị hoàn toàn câu
chuyện này: tại Ngân hàng Trung ương Anh quốc là một Montagu
Norman bí ẩn và dễ bị kích động; tại Ngân hàng Trung ương Pháp là
một Émile Moreau, đầu óc sặc mùi bài ngoại và hoài nghi; tại Ngân
hàng Trung ương Đức là một Hjalmar Schacht cứng nhắc và kiêu
ngạo song hết sức thông thái và khôn ngoan; và cuối cùng, tại Ngân