gần như biến mất hoàn toàn khỏi những trang sử. Một thời được
báo chí xưng tụng như “Câu lạc bộ độc nhất vô nhị trên thế giới,”
bốn cái tên đã từng vang dội đến thế, bị vùi lấp dưới đống gạch
vụn của thời gian, giờ đã không còn chút ý nghĩa nào đối với mọi
người.
Thập kỷ 1920 là quãng thời gian của sự chuyển đổi. Tấm màn hạ
xuống báo hiệu một thời đại đã khép lại và một thời đại mới đã mở
ra. Các ngân hàng Trung ương vẫn còn thuộc sở hữu tư nhân, mục
tiêu chủ chốt của họ là bảo toàn giá trị tiền tệ và dập tắt những
cuộc hoảng loạn liên quan đến hệ thống ngân hàng. Họ mới chỉ
bắt đầu nghiêng theo ý niệm rằng chính họ là lực lượng nắm giữ
trọng trách bình ổn nền kinh tế.
Trong suốt thế kỷ XIX, các thống đốc của Ngân hàng Trung
ươ
ng Anh quốc và Ngân hàng Trung ương Pháp là những nhân vật
đứng trong bóng tối, nổi danh trong giới tài chính song lại gần như
vô hình trong con mắt người đời. Trái lại, vào thập kỷ 1920, cũng
khá giống thời nay, thống đốc các ngân hàng Trung ương trở
thành tâm điểm chú ý của công luận. Những lời đồn đại về các
quyết sách và cuộc họp kín của họ đăng nhan nhản trên các tờ nhật
báo trong khi họ phải đối mặt với vô vàn sự vụ và vấn đề kinh tế
khá giống với những gì mà những người kế tục họ đang phải giải
quyết ngày nay: biến động trên các thị trường chứng khoán, đồng
tiền bất ổn, và các dòng vốn ồ ạt chảy từ một trung tâm tài chính
này sang một trung tâm tài chính khác.
Tuy nhiên, họ phải làm việc theo những kiểu cách lạc hậu, với sự
trợ giúp của những công cụ còn rất thô sơ và các nguồn tin mà
mình có sẵn. Các số liệu thống kê kinh tế mới chỉ bước đầu được
thu thập. Các thống đốc liên lạc với nhau qua thư từ – vào cái thời
mà một lá thư phải mất đến một tuần để đi từ New York sang
London – hoặc, trong những tình huống đặc biệt khẩn cấp, là điện