là các hãng ngân hàng có dính dáng tới dân Do Thái: bốn chi nhánh
ngân hàng của gia tộc Rothschild, Lazards, hệ thống ngân hàng Do
Thái Đức hùng mạnh của Warburgs và Kuhn Loeb, và những thành
phần không theo phe nào như Ngài Ernest Cassel. Mặc dù dân
Anglo-Saxon theo đạo Tin lành, giống như nhiều người thời nay,
thường ghét dân Semite , song hai lực lượng này vẫn đối đãi nhau
bằng một lòng tôn trọng dè dặt. Nói gì thì nói, giới này cũng toàn
những nhà trưởng giả coi khinh giới con buôn như rơm như rác. Đó là
một xã hội có thể trở nên thiển cận và tự mãn, thờ ơ với những vấn
đề như thất nghiệp và nghèo đói. Chỉ ở Đức – và đó cũng là một
phần trong câu chuyện của chúng ta – thì những dòng chảy định
kiến ngầm này mới thực sự trở nên méo mó, độc ác.
Khi tôi bắt tay vào viết về bốn thống đốc ngân hàng Trung
ươ
ng nói trên và vai trò của từng người trong quá trình uốn nắn
thế giới đi trên con đường dẫn đến cuộc Đại khủng hoảng, có một
nhân vật khác liên tục xuất hiện, gần như xen vào giữa câu chuyện
của chúng ta: đó là John Maynard Keynes, nhà kinh tế học lỗi lạc
nhất thuộc thế hệ của mình, mặc dù khi xuất hiện lần đầu vào
năm 1919, ông chỉ mới ba mươi sáu tuổi. Khi từng cảnh huống của
tấn bi kịch dần dần phơi bày, ông từ chối giữ im lặng, khăng
khăng đòi sắm chí ít là một vai độc thoại dù rằng phải diễn bên
ngoài sân khấu. Không giống như những người khác, ông không
phải người được quyền ra quyết định. Trong suốt những năm
tháng đó, ông chỉ đơn thuần là một quan sát viên độc lập, một bình
luận viên. Song tại mỗi bước ngoặt của kịch bản, ông luôn thập thò nơi
cánh gà, với trí thông minh đậm tính hài hước và bất kính, tư duy
minh bạch và luôn luôn hoài nghi, và trên tất cả là năng lực suy nghĩ
đúng đắn đáng kinh ngạc.
Keynes tỏ ra là một đối trọng hữu ích để cân bằng lại với bốn vị
thống đốc kia trong câu chuyện sắp tới của chúng ta. Mặc dù tuổi